Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Ngộ Nhận Khó Tránh Về Ngành Quản Trị Khách Sạn Của Bạn Trẻ 2K2

“Học quản trị khách sạn ra làm quản lý ngay”, “Ngành quản trị khách sạn yêu cầu phải có chiều cao, ngoại hình đẹp”, “Ngành quản trị khách sạn phải học đại học mới có việc làm”… là những ngộ nhận thường thấy của giới trẻ khi chọn ngành nhà hàng – khách sạn (NHKS). Để làm sáng tỏ những nhận định này, chúng ta hãy cùng tham khảo bài viết sau nhé. Giới trẻ thường nghĩ gì về ngành NHKS? “Học quản trị khách sạn ra làm quản lý ngay” Ngộ nhận này xuất phát từ chính tên ngành học – Quản trị NHKS. Các bạn nghĩ rằng học “quản trị” thì ra trường phải làm quản lý ngay, trong khi thực tế hoàn toàn ngược lại. Cũng như mọi ngành nghề khác, bạn phải đi lên từ vị trí thấp nhất, tức là nhân viên. Mới tốt nghiệp, đa phần bạn sẽ được bố trí vào các vị trí như lễ tân, buồng phòng, phục vụ bàn, hành lý… để tích lũy kinh nghiệm. Sau 2 – 3 năm, nếu đủ năng lực, bạn mới tiếp tục thăng tiến lên trưởng ca, giám sát, quản lý. Nhân viên là vị trí khởi điểm khi tốt nghiệp ngành NHKS Có rất nhiều trường hợp t

Làm Nhà Hàng Khách Sạn Có Nên Chọn Thành Phố Lớn Để Lập Nghiệp?

“Làm nghề khách sạn, nên ở quê hay lên phố?” là thắc mắc của rất nhiều bạn trẻ sắp tốt nghiệp ngành Nhà hàng Khách sạn và đang loay hoay tìm nơi để đầu quân phát triển sự nghiệp. Cuộc sống là một chuỗi những lựa chọn và lập nghiệp ở đâu cũng là mắc xích quan trọng trong chuỗi lựa chọn đó. Vậy bạn trẻ ngành NHKS có nên tìm công việc đầu tiên ở những thành phố lớn không? Chúng ta sẽ cùng nhau phân tích chủ đề này trong bài viết sau nhé. Có nên chọn thành phố lớn để lập nghiệp ngành Nhà hàng Khách sạn? Lợi ích khi làm nghề khách sạn ở thành phố lớn Dễ tìm việc Ở Việt Nam, chúng ta có các thành phố lớn trọng điểm du lịch như TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, Nha Trang… là những trung tâm hành chính, trung tâm kinh tế, “thành phố đáng sống” thu hút nguồn nhân lực từ khắp nơi đổ về, trong đó có nhân sự phục vụ ngành Nhà hàng Khách sạn. (Nguồn ảnh: Internet) Sinh viên mới ra trường, người trẻ muốn lập nghiệp đa phần đều muốn chọn các thành phố này làm nơi thử sức, thử thách bản thân và

Sơ Đồ Các Bộ Phận Trong Khách Sạn: Buồng Phòng, Lễ Tân, F&B

Các bộ phận trong khách sạn đều có chức năng và nhiệm vụ riêng. Sơ đồ các tổ chức chỉ rõ các bộ phận, các vị trí nhân sự trong khách sạn với chức năng cụ thể, rõ ràng. Dựa vào sơ đồ tổ chức này, nhân sự khách sạn sẽ có thể làm việc và phối hợp nhịp nhàng với nhau. Vậy một sơ đồ các bộ phận trong khách sạn hoàn chỉnh sẽ như thế nào đây? Các bộ phận trong khách sạn bằng tiếng Anh Bộ phận Tiền sảnh: Front Office Department Bộ phận Buồng phòng: Housekeeping Department Bộ phận Ẩm thực: F&B Department Bộ phận Nhân sự: Human Resources Department Bộ phận Kinh doanh: Sales Department Bộ phân Tài chính – Kế toán: Financial Accounting Department Bộ phận Kỹ thuật: Maintenance/Engineering Department Các bộ phận trong khách sạn có tên bằng tiếng Anh riêng biệt Sơ đồ các bộ phận trong khách sạn Bộ phận Tiền sảnh Giám đốc bộ phận lễ tân (Front Office Manager – FOM) Giám đốc sảnh (Duty Manager) Nhân viên hành lý và đứng cửa (Bellman – Door man) Nhân viên lễ tân (Receptionist)

Housekeeping Là Gì? Có Nên Theo Nghề Buồng Phòng?

Nếu như ví lễ tân như “trái tim” thì đội ngũ nhân viên housekeeping chính là “lá phổi duy trì sự sống” của khách sạn. Vậy housekeeping là gì? Trong bài viết sau, chúng ta sẽ giải đáp các câu hỏi về nghề housekeeping để bạn trẻ tự tin hơn khi lựa chọn công việc này. Housekeeping là gì? Trong thuật ngữ ngành Khách sạn, housekeeping là bộ phận Buồng phòng với nhiệm vụ chính là đảm bảo vệ sinh và chất lượng từng căn phòng cho khách lưu trú tại khách sạn. Không làm việc ở khu vực tiền sảnh sang trọng, hào nhoáng như Front office, bộ phận Housekeeping lặng lẽ lui về làm hậu phương để xây dựng, duy trì và phát triển chất lượng dịch vụ phòng, giúp khách có giấc ngủ ngon và cảm giác thoải mái, dễ chịu nhất khi lưu trú tại khách sạn. Housekeeping là gì? (Nguồn ảnh: Internet) Các vị trí trong bộ phận Buồng phòng Bộ phận Housekeeping trong khách sạn bao gồm các vị trí sau: Dọn phòng (Room attendant) Chịu trách nhiệm dọn phòng và bổ sung đồ dùng cần thiết trong phòng cho khách mỗi ngày the

Front Office Là Gì? Lộ Trình Phát Triển Khối Front Office Khách Sạn

Front office là gì? Đây là một trong những thuật ngữ cơ bản nhất bạn trẻ cần biết khi bước đầu khám phá về ngành Nhà hàng Khách sạn. Trong bài viết sau, chúng ta sẽ tìm hiểu tổng quan về bộ phận Front office khách sạn, resort và lộ trình thăng tiến của khối này. Front office là gì? Front office (viết tắt là FO) nghĩa là bộ phận Tiền sảnh trong khách sạn, resort… Front office chịu nhiệm vụ đón tiếp và hỗ trợ khách hàng trong suốt quá trình lưu trú tại khách sạn. Những công việc như gặp gỡ, liên hệ khách hàng, làm thủ tục lưu trú, giải đáp, phản hồi thắc mắc… đều do bộ phận Front office trực tiếp thực hiện. Front office là gì (Nguồn ảnh: Internet) Front office tuy không phải bộ phận lớn nhất, đông đảo nhân lực nhất trong khách sạn nhưng vai trò lại rất quan trọng trong việc tạo doanh thu cho khách sạn, xây dựng và duy trì các mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng… Front office gồm những vị trí nào? Sơ đồ tổ chức bộ phận Front office gồm các vị trí sau: Lễ tân (Reception) Lễ tân có

Tưng Bừng Khởi Động Combo Ưu Đãi Học Phí Ngành NHKS Lớn Nhất Năm

Mới đây, Hướng Nghiệp Á Âu đã chính thức triển khai gói các combo ưu đãi học phí cho học viên ngành Quản Trị Nhà Hàng Khách Sạn. Theo đó, các bạn sẽ được hưởng nhiều mức giảm học phí khác nhau khi đăng ký các khóa nghiệp vụ chung với khóa tiếng Anh chuyên ngành Nhà hàng Khách sạn. Cụ thể, học viên sẽ nhận ngay mức giảm học phí lên đến 1.500.000 đồng khi đăng ký cùng lúc các khóa nghiệp vụ và khóa tiếng Anh cơ bản, tiếng Anh chuyên ngành. STT CHƯƠNG TRÌNH + CHUYÊN ĐỀ MỨC GIẢM/TỔNG HỌC PHÍ 1 Nghiệp Vụ Lễ Tân Chuyên Nghiệp + Tiếng Anh Cơ Bản 200.000 đồng 2 Nghiệp Vụ Lễ Tân Chuyên Nghiệp + Tiếng Anh Nhà Hàng/Tiếng Anh Khách Sạn 300.000 đồng 3 Nghiệp Vụ Lễ Tân Chuyên Nghiệp + Tiếng Anh Cơ Bản + Tiếng Anh Nhà Hàng/Tiếng Anh Khách Sạn 400.000 đồng 4 Nghiệp Vụ Lễ Tân Chuyên Nghiệp + Tiếng Anh Nhà Hàng + Tiếng Anh Khách Sạn 500.000 đồng STT CHƯƠNG TRÌNH + CHUYÊN ĐỀ MỨC GIẢM/TỔNG HỌC PHÍ 1 Nghiệp Vụ Quản Lý Nhà Hàng +

Hậu Covid-19, Chọn Ngành Nghề Nào Để Không Lo Thất Nghiệp?

Đại dịch Covid-19 đã và đang gây ra một cơn “địa chấn” nặng nề, gây thiệt hại đến mọi lĩnh vực kinh doanh trên toàn cầu, khiến hàng triệu người rơi vào cảnh thất nghiệp. Tại Việt Nam, tính đến thời điểm này, dịch bệnh đang được kiểm soát chặt chẽ và các chuyên gia lần lượt đưa ra dự đoán những ngành sẽ bùng nổ trở lại sau dịch bệnh. Trong bài viết sau, chúng ta sẽ tìm hiểu những ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng cao sau đại dịch. Thương mại điện tử Ngành thương mại điện tử ít chịu tác động tiêu cực từ dịch Covid-19, do giải quyết được việc hạn chế gặp gỡ và thanh toán trực tiếp, đặc biệt với những ngành hàng thiết yếu. Vì thế, nó không chỉ trở thành xu hướng tiêu dùng mà còn thu hút được vốn đầu tư lớn từ nước ngoài. Theo bà Ngô Thị Thanh Hiền – Phó giám đốc công ty cơ khí Ameco cho rằng “đây là thời điểm vàng, khi mà khách hàng hiện nay không còn cách nào khác là ngồi trước màn hình máy tính để tìm sản phẩm”. (Nguồn ảnh: Internet) Bên cạnh đó, ông hoàng thương mại điện tử Amazon