Chuyển đến nội dung chính

Ngộ Nhận Khó Tránh Về Ngành Quản Trị Khách Sạn Của Bạn Trẻ 2K2

“Học quản trị khách sạn ra làm quản lý ngay”, “Ngành quản trị khách sạn yêu cầu phải có chiều cao, ngoại hình đẹp”, “Ngành quản trị khách sạn phải học đại học mới có việc làm”… là những ngộ nhận thường thấy của giới trẻ khi chọn ngành nhà hàng – khách sạn (NHKS). Để làm sáng tỏ những nhận định này, chúng ta hãy cùng tham khảo bài viết sau nhé.

Giới trẻ thường nghĩ gì về ngành NHKS?

“Học quản trị khách sạn ra làm quản lý ngay”

Ngộ nhận này xuất phát từ chính tên ngành học – Quản trị NHKS. Các bạn nghĩ rằng học “quản trị” thì ra trường phải làm quản lý ngay, trong khi thực tế hoàn toàn ngược lại.

Cũng như mọi ngành nghề khác, bạn phải đi lên từ vị trí thấp nhất, tức là nhân viên. Mới tốt nghiệp, đa phần bạn sẽ được bố trí vào các vị trí như lễ tân, buồng phòng, phục vụ bàn, hành lý… để tích lũy kinh nghiệm. Sau 2 – 3 năm, nếu đủ năng lực, bạn mới tiếp tục thăng tiến lên trưởng ca, giám sát, quản lý.

nhân viên là vị trí khởi điểm khi tốt nghiệp
Nhân viên là vị trí khởi điểm khi tốt nghiệp ngành NHKS

Có rất nhiều trường hợp thăng tiến lên vị trí cấp cao từ nhân viên cấp thấp. Ví dụ ông Philip Beriman (Tổng giám đốc InterContinental Nha Trang) từng bắt đầu bằng công việc rửa bát đĩa; anh Nguyễn Quốc Hoàn (Tổng giám đốc khách sạn The Ann Hanoi) có xuất phát điểm là phục vụ bàn; ông Bùi Xuân Phong (Tổng giám đốc công ty cổ phần Sam Tuyền Lâm) bước vào nghề với công việc mở cửa và xách hành lý cho khách…

“Ngành quản trị NHKS yêu cầu ngoại hình đẹp và chiều cao”

Không ít bạn tỏ ra dè dặt khi chọn ngành NHKS bởi tự ti bản thân không đủ chiều cao, mắt bị cận thị, răng không được đẹp, làn da không đủ trắng… Thế nhưng tiêu chuẩn ngoại hình trong ngành này không đơn giản chỉ thiên về chiều cao hay nước da. Nhiều bạn dù chỉ cao 1m6 nhưng vẫn làm lễ tân được.

ngoại hình không quyết định thành công
Trong ngành NHKS, ngoại hình không quyết định thành công của một người

Tiêu chuẩn cái đẹp trong ngành NHKS khác với những gì bạn nghĩ. Chỉ cần bạn đảm bảo đúng đồng phục, nghiệp vụ thành thạo, thái độ niềm nở, lịch thiệp, luôn trong tư thế sẵn sàng phục vụ… bạn sẽ chinh phục thành công nhà tuyển dụng. Vì thế, tác phong và thái độ làm việc mới chính là nét đẹp chuẩn mực mà ngành NHKS cần có ở một nhân viên, chứ sắc vóc không phải yếu tố quyết định 100%.

“Học NHKS ra trường có việc ngay và lương rất cao”

Nhiều bạn trẻ chọn ngành NHKS chỉ vì “ngành đang thiếu nhân lực”, dẫn tới suy nghĩ chủ quan rằng ra trường sẽ có việc ngay, hoặc muốn xin làm ở đâu cũng được; và mức lương khởi điểm sẽ ở mức cao (10 triệu khởi điểm chẳng hạn).

Đúng là ngành NHKS nước ta đang “cung không đủ cầu”, nhưng không vì vậy mà nhà tuyển dụng dễ dãi khi tuyển người. Cơ hội việc làm rất nhiều, số lượng sinh viên ra trường hằng năm cũng không hề ít nên nếu bạn không có đủ kiến thức và yếu tay nghề thì cũng khó kiếm được việc.

Đặc biệt, hãy khoan mơ mộng về mức lương 8 chữ số cho một sinh viên NHKS mới ra trường. Dĩ nhiên mức lương đó là hoàn toàn có thể, nhưng chỉ khi bạn đã thăng tiến vị trí cao hơn, hoặc năng lực thật sự xuất sắc. (Bạn có thể tham khảo bài viết sau đây để biết mức lương thực tế khi ra trường).

“Ngành quản trị khách sạn phải học đại học mới có việc làm”

Không thể phủ nhận giá trị bằng cấp của bậc đại học, thế nhưng suy nghĩ học đại học ngành NHKS mới có việc làm lại không chính xác. Điều này cũng tương tự nhận định học dài hạn mới có việc làm, còn học ngắn hạn sẽ rất khó xin việc.

Tuy nhiên, ngành NHKS hiện nay coi trọng kiến thức và kỹ năng thực nghề của ứng viên, tức là bạn có làm được việc hay không và có ứng dụng hiệu quả những gì học được vào thực tế hay không. Nếu va chạm thực tế mà không biết xử lý công việc thì bằng cấp cao cách mấy cũng sẽ không được trọng dụng.

nhân viên mới ra trường có làm được việc
“Làm được việc hay không” mới là điều nhà tuyển dụng thật sự quan tâm

Trên thực tế, bằng đại học sẽ là bước đệm để bạn thăng tiến về sau (tùy yêu cầu mỗi nơi) nhưng không phải yếu tố quyết định bạn có xin được việc khi mới ra trường hay không. Vì thế, ngoài đại học, bạn có thể cân nhắc các hình thức học khác phù hợp với năng lực và điều kiện kinh tế hơn nếu chọn ngành NHKS.

Hướng Nghiệp Á Âu – Lựa chọn học ngắn hạn ngành NHKS

Chương trình NHKS ngắn hạn tại Hướng Nghiệp Á Âu có các ưu điểm nổi bật như rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí, đi thẳng vào kỹ năng làm nghề cần thiết nhất, yêu cầu đầu vào không gắt gao… phù hợp với bạn trẻ muốn học nhanh, làm nhanh, thành công nhanh.

Hướng Nghiệp Á Âu đang chiêu sinh các khóa ngắn hạn sau:

– Nghiệp Vụ Lễ Tân Chuyên Nghiệp (2 tháng)

– Nghiệp Vụ Quản Lý Nhà Hàng (3 tháng)

– Nghiệp Vụ Quản Lý Nhà Hàng Khách Sạn (5 tháng).

Dưới sự hướng dẫn của đội ngũ giảng viên thuộc cấp quản lý đến từ thương hiệu InterContinental, Renaissance, New World… bạn trẻ sẽ được đào tạo tay nghề theo đúng xu hướng tuyển dụng hiện nay, giúp các bạn ra trường nhanh chóng tìm được việc.

Hướng Nghiệp Á Âu sẽ giới thiệu thực tập tại nhà hàng, khách sạn 3 – 5 sao trong 2 – 4 tháng. Kết thúc khóa học, bạn trẻ sẽ nhận chứng chỉ từ Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp và Hướng Nghiệp Á Âu.

Để được tư vấn cụ thể về nội dung chương trình, học phí, địa chỉ… các bạn hãy nhanh tay điền vào form bên dưới nhé.

Bài viết: Ngộ Nhận Khó Tránh Về Ngành Quản Trị Khách Sạn Của Bạn Trẻ 2K2 Được chia sẻ từ: Quản Trị Nhà Hàng Khách Sạn Á Âu (QTNHKSAAu).

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bảng Dự Toán Chi Phí Mở Nhà Hàng Nên Có Những Gì?

Mở nhà hàng là một “canh bạc lớn”, khả năng sinh lời khổng lồ nhưng xác suất lỗ nặng cũng không hề thấp. Khởi sự nhà hàng cần đến số vốn lớn và sử dụng đồng tiền đó thế nào cho hiệu quả, sinh lời tốt mới là vấn đề đáng quan tâm. Sau đây là những khoản tiền ước tính bạn sẽ phải chi khi kinh doanh nhà hàng. Lưu ý dự toán này chỉ mang tính chất tham khảo, sẽ thay đổi tùy thuộc vào quy mô nhà hàng bạn muốn mở. Mở nhà hàng là một “canh bạc lớn”, khả năng sinh lời khổng lồ nhưng xác suất lỗ nặng cũng không hề thấp. Khởi sự nhà hàng cần đến số vốn lớn và sử dụng đồng tiền đó thế nào cho hiệu quả, sinh lời tốt mới là vấn đề đáng quan tâm. Sau đây là những khoản tiền ước tính bạn sẽ phải chi khi kinh doanh nhà hàng. Lưu ý dự toán này chỉ mang tính chất tham khảo, sẽ thay đổi tùy thuộc vào quy mô nhà hàng bạn muốn mở. Chi phí mặt bằng Giá thuê m...

Chứng Chỉ Nghề - Giấy Thông Hành Trong Ngành Nhà Hàng Khách Sạn

Suốt nhiều năm qua, ngành Nhà hàng Khách sạn vẫn luôn duy trì sức ảnh hưởng và giữ vững vị thế nghề thời thượng trong xã hội hiện đại. Mỗi năm, ngành đều đặn thu hút hàng nghìn bạn trẻ theo học, thế nhưng con số nhân sự trụ lại và thành công trong nghề lại không thật sự khả quan. Mấu chốt vấn đề thực chất nằm ở đâu? Suốt nhiều năm qua, ngành Nhà hàng Khách sạn vẫn luôn duy trì sức ảnh hưởng và giữ vững vị thế nghề thời thượng trong xã hội hiện đại. Mỗi năm, ngành đều đặn thu hút hàng nghìn bạn trẻ theo học, thế nhưng con số nhân sự trụ lại và thành công trong nghề lại không thật sự khả quan. Mấu chốt vấn đề thực chất nằm ở đâu? Yếu nghiệp vụ - Thực trạng nổi cộm ngành Nhà hàng Khách sạn Chưa bao giờ ngành Nhà hàng Khách sạn nước ta lại rơi vào tình trạng khát nhân sự vì lí do yếu kém nghiệp vụ đến vậy. Theo thống kê từ Jobstreet, có đến 53% nhân sự trong ngành không có bằng cấp chuyên ngành và không được đào tạo bài bản, 78% cảm thấy nghiệp vụ học được chưa đủ để làm nghề và ...

Tình Huống Phỏng Vấn Tiếng Anh Xin Việc Tại Khách Sạn

Làm thế nào để gây ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng là điều không dễ, nhất là trong vòng phỏng vấn tiếng Anh. Chỉ biết từ vựng thôi chưa đủ, bạn phải biết cách diễn đạt câu chữ sao cho thật thuyết phục nữa. Sau đây là hai đoạn phỏng vấn xin việc ngắn bằng tiếng Anh mà Quantrinhahang muốn giới thiệu đến bạn, giúp bạn mường tượng cách trả lời sao cho hiệu quả. Làm thế nào để gây ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng là điều không dễ, nhất là trong vòng phỏng vấn tiếng Anh. Chỉ biết từ vựng thôi chưa đủ, bạn phải biết cách diễn đạt câu chữ sao cho thật thuyết phục nữa. Sau đây là hai đoạn phỏng vấn xin việc ngắn bằng tiếng Anh mà Quantrinhahang muốn giới thiệu đến bạn, giúp bạn mường tượng cách trả lời sao cho hiệu quả. Tình huống 1 Ms Lewis, welcome. I’m in charge of interview applicants for the job – Chào em, Lewis. Chị là ngưởi chịu trách nhiệm phỏng vấn ứ...