Đại dịch Covid-19 đã và đang gây ra một cơn “địa chấn” nặng nề, gây thiệt hại đến mọi lĩnh vực kinh doanh trên toàn cầu, khiến hàng triệu người rơi vào cảnh thất nghiệp. Tại Việt Nam, tính đến thời điểm này, dịch bệnh đang được kiểm soát chặt chẽ và các chuyên gia lần lượt đưa ra dự đoán những ngành sẽ bùng nổ trở lại sau dịch bệnh. Trong bài viết sau, chúng ta sẽ tìm hiểu những ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng cao sau đại dịch.
Thương mại điện tử
Ngành thương mại điện tử ít chịu tác động tiêu cực từ dịch Covid-19, do giải quyết được việc hạn chế gặp gỡ và thanh toán trực tiếp, đặc biệt với những ngành hàng thiết yếu. Vì thế, nó không chỉ trở thành xu hướng tiêu dùng mà còn thu hút được vốn đầu tư lớn từ nước ngoài.
Theo bà Ngô Thị Thanh Hiền – Phó giám đốc công ty cơ khí Ameco cho rằng “đây là thời điểm vàng, khi mà khách hàng hiện nay không còn cách nào khác là ngồi trước màn hình máy tính để tìm sản phẩm”.
(Nguồn ảnh: Internet)
Bên cạnh đó, ông hoàng thương mại điện tử Amazon cũng đang liên tục tuyển dụng nhằm đáp ứng nhu cầu tăng đột biến của các đơn hàng trực tuyến và vận chuyển, điển hình là các vị trí như chuyên viên phát triển kinh doanh, tiếp thị kỹ thuật số, nhân viên kỹ thuật chuyên sâu…
Ở Việt Nam, ngành này tương đối mới nên nhiều doanh nghiệp sẵn sàng trả lương cao cho ứng viên có kinh nghiệm. Theo Navigos Search, ngành này sẽ duy trì mức lương cao hơn các lĩnh vực kinh doanh truyền thống trong 3 – 5 năm tới.
Dịch vụ vận chuyển
Từ khi dịch Covid-19 bùng phát đến nay, các ông chủ ngành buôn bán phải hối hả tìm cách bù đắp lượng nhân sự thiếu hụt do nhu cầu tăng đột biến. Chính dịch bệnh đã kích thích lĩnh vực này phát triển mạnh và nhanh hơn, giúp người dân nhận ra những tiện ích nổi trội của hình thức giao hàng tận nơi.
Anh Vũ Hồng Hiếu – Trưởng nhóm tuyển dụng cao cấp tại First Alliances cho biết khối các doanh nghiệp logistics như Ahamove, Grab, Giaohangnhanh… đang phải ráo riết tuyển nhân sự, bởi nhu cầu “khủng” về giao hàng online tại thời điểm hiện tại, bất chấp các ngành nghề khác phải chấp nhận cắt giảm nhân sự nghiêm trọng.
(Nguồn ảnh: Internet)
Chăm sóc sức khỏe
Tương tự bệnh dịch hạch đã khai sinh ra kỷ nguyên mới cải cách y học thời trung cổ thì Covid-19 sẽ tạo nên cuộc cách mạng to lớn trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Nhờ dịch bệnh, người dân sẽ có xu hướng quan tâm sức khỏe hơn, đặc biệt khi vẫn chưa có vắc xin phòng ngừa triệt để.
Theo trang tuyển dụng Glassdoor, nhu cầu tuyển dụng các chuyên gia phân tích số liệu có xu hướng tăng. Đồng thời, nhu cầu sản xuất thiết bị y tế như khẩu trang, mũ chống giọt bắn… cũng tăng mạnh trong bối cảnh các nước khác vẫn chưa thể khắc phục tình trạng dịch.
(Nguồn ảnh: Internet)
Du lịch – Nhà hàng Khách sạn
Theo Báo cáo thị trường bất động sản châu Á – Thái Bình Dương quý I/2020 do Savills Việt Nam vừa công bố, ngành du lịch được dự đoán sẽ phục hồi và bùng nổ mạnh mẽ trở lại sau dịch.
Thực tế cho thấy, thời gian cách ly xã hội đã khiến nhiều người “cuồng chân” và muốn sớm được đi du lịch nhiều hơn. Bằng chứng là kỳ nghỉ lễ 30.4 – 1.5 vừa qua, các “thủ phủ du lịch” đã chứng kiến lượng khách khổng lồ đổ về, điển hình là Đà Lạt. Một số resort cao cấp tại Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu… cũng thu hút được đông đảo du khách.
Nhìn lại cuộc khủng tài chính toàn cầu năm 2008 – 2009, du lịch đã ngậm ngùi góp mặt trong top 3 ngành giảm sâu nhất với 92%, nhưng sau đó lại lọt top 3 ngành tăng trưởng mạnh nhất sau cuộc khủng hoảng với 257%.
(Nguồn ảnh: Công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam)
Hậu Covid-19, ngành du lịch Việt hoàn toàn có thể kỳ vọng lịch sử sớm lặp lại, nhất là khi nước ta đến nay vẫn kiểm soát hiệu quả dịch bệnh với 0 ca tử vong. Chính thành tích này đã khiến Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, đưa Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn và an toàn thu hút khách quốc tế.
Mới đây, tạp chí Travel + Leisure của Mỹ còn bình chọn Việt Nam là điểm đến hàng đầu sau dịch Covid-19. Cùng với đó, làn sóng du khách từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Âu Mỹ đến Việt Nam được dự đoán phát triển nhanh chóng nhờ uy tín được gầy dựng trong thời gian chống dịch vừa qua.
Đây là những tín hiệu khả quan cho đợt bùng nổ trở lại của du lịch Việt (trước mắt là sự phục hồi dần dần từ nguồn khách nội địa) và được dự đoán là cú thúc mạnh đối với nhu cầu tuyển dụng nhân sự cho ngành trong tương lai.
Cụ thể, theo Navigos Search, tại thời điểm này, dù doanh nghiệp vẫn còn hạn chế tuyển người nhưng cũng đang có dấu hiệu tươi sáng khi nhiều doanh nghiệp bắt đầu thăm dò và tuyển dụng trở lại. Dự báo khả năng hồi phục thị trường có thể bắt đầu từ cuối quý III/2020 hoặc thậm chí đầu năm 2021.
(Nguồn ảnh: Internet)
Vì thế, trong bối cảnh ngành du lịch – nhà hàng khách sạn dần trở lại guồng vận động vốn có thì đây là thời điểm lý tưởng để bạn trẻ chưa biết nên học nghề gì mạnh dạn chọn ngành nhà hàng khách sạn làm điểm xuất phát. Nghiêm túc tìm hiểu về ngành và đầu tư kiến thức, bằng cấp ngay từ bây giờ, bạn sẽ không lo thất nghiệp khi mùa Covid-19 kết thúc.
Riêng đối với những bạn là sinh viên, nhân sự trong ngành thì cũng nên tận dụng khoảng thời gian “nghỉ xả hơi” này để phát triển bản thân từ các khóa học nghiệp vụ để chuẩn hóa tay nghề, khóa tiếng Anh chuyên ngành để giao tiếp tốt hơn với khách nước ngoài, bổ sung chứng chỉ quản lý để nâng cao năng lực cạnh tranh khi xin việc…
Nhằm giúp bạn tạo được bước đà tốt nhất để “comeback” lại ngành, hoặc bắt kịp xu hướng học nghề nhà hàng khách sạn hậu Covid, Hướng Nghiệp Á Âu hiện đang chiêu sinh các khóa học ngắn hạn như sau:
- Nghiệp Vụ Quản Lý Nhà Hàng Khách Sạn (5 tháng)
- Nghiệp Vụ Quản Lý Nhà Hàng (3 tháng)
- Nghiệp Vụ Lễ Tân Chuyên Nghiệp (2 tháng)
- Tiếng Anh Nhà Hàng, Tiếng Anh Khách Sạn (3 tháng)
Tại Hướng Nghiệp Á Âu, bạn sẽ được đào tạo nghiệp vụ theo tiêu chuẩn quốc tế bởi các cấp giám sát, quản lý có kinh nghiệm làm việc tại khách sạn 4 – 5 sao. Đồng thời bạn còn được giới thiệu thực tập trong tối thiểu 2 tháng nếu có nhu cầu và cấp chứng chỉ uy tín từ Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp.
Để được tư vấn kỹ hơn về bằng cấp, học phí và địa điểm học, bạn hãy nhanh tay điền vào form đăng ký bên dưới nhé.
Bài viết: Hậu Covid-19, Chọn Ngành Nghề Nào Để Không Lo Thất Nghiệp? Được chia sẻ từ: Quản Trị Nhà Hàng Khách Sạn Á Âu (QTNHKSAAu).
Nhận xét
Đăng nhận xét