Chuyển đến nội dung chính

Front Office Là Gì? Lộ Trình Phát Triển Khối Front Office Khách Sạn

Front office là gì? Đây là một trong những thuật ngữ cơ bản nhất bạn trẻ cần biết khi bước đầu khám phá về ngành Nhà hàng Khách sạn. Trong bài viết sau, chúng ta sẽ tìm hiểu tổng quan về bộ phận Front office khách sạn, resort và lộ trình thăng tiến của khối này.

Front office là gì?

Front office (viết tắt là FO) nghĩa là bộ phận Tiền sảnh trong khách sạn, resort… Front office chịu nhiệm vụ đón tiếp và hỗ trợ khách hàng trong suốt quá trình lưu trú tại khách sạn. Những công việc như gặp gỡ, liên hệ khách hàng, làm thủ tục lưu trú, giải đáp, phản hồi thắc mắc… đều do bộ phận Front office trực tiếp thực hiện.

Front office là gì

Front office là gì (Nguồn ảnh: Internet)

Front office tuy không phải bộ phận lớn nhất, đông đảo nhân lực nhất trong khách sạn nhưng vai trò lại rất quan trọng trong việc tạo doanh thu cho khách sạn, xây dựng và duy trì các mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng…

Front office gồm những vị trí nào?

Sơ đồ tổ chức bộ phận Front office gồm các vị trí sau:

Lễ tân (Reception)

Lễ tân có nhiệm vụ chào đón khách, giới thiệu các loại phòng và làm thủ tục check-in, check-out mỗi khi khách đặt hoặc trả phòng, giải quyết than phiền từ khách… Bên cạnh đó, họ còn là người cung cấp thông tin, dịch vụ của khách sạn và khu vực phụ cận cũng như những thông tin khác.

Đặt phòng (Reservation)

Nhân viên đặt phòng tiếp nhận và xử lý các yêu cầu đặt phòng của khách qua nhiều nguồn khác nhau, thỏa thuận đặt phòng với khách, gửi xác nhận đặt phòng cho khách, lưu giữ hồ sơ đặt phòng, lập báo cáo thống kê…

Hỗ trợ khách hàng (Concierge)

Nhân viên concierge có trách nhiệm đưa đón khách tại sân bay, giúp khách di chuyển, gửi nhận hành lý, quản lý kho hành lý, nhận và chuyển thư/fax/bưu phẩm đến khách, giải đáp thắc mắc về địa điểm ăn uống, vui chơi, tour du lịch lân cận…

hỗ trợ khách hàng

(Nguồn ảnh: Internet)

Tổng đài (Operator)

Tổng đài tiếp nhận toàn bộ các cuộc gọi điện thoại từ ngoài vào khách sạn, chuyển tiếp cuộc gọi đến đúng bộ phận, nhân sự hay khách đang ở tại khách sạn mà người gọi muốn gặp. Họ phải chuyên nghiệp trong những việc như ghi nhận, chuyển tiếp lời nhắn, xử lý các đề nghị báo thức của khách ở phòng, quản lý và ghi bill cho các cuộc gọi trả phí…

Thu ngân (Cashier)

Đây là bộ phận phụ trách các hoạt động trả phòng cho khách khi lưu trú tại khách sạn, thanh toán bill dịch vụ khách của khách sạn như ẩm thực, giặt là, minibar, thuê xe, tour…

Dịch vụ văn phòng (Business center)

Business center có trách nhiệm giao nhận fax cho khách và nội bộ, đáp ứng yêu cầu về phòng họp, xử lý yêu cầu sao chép/in ấn tài liệu, giải quyết yêu cầu về các loại phương tiện vận chuyển, phiên – thông dịch…

Quan hệ khách hàng (Guest relation)

Bộ phận này ghi nhận phàn nàn, góp ý của khách hàng và giải quyết trong khuôn khổ cho phép, triển khai khảo sát để nắm bắt sở thích và mức độ hài lòng của khách hàng để cải thiện sản phẩm dịch vụ khách sạn…

Lộ trình thăng tiến khối Front office

Bắt đầu học và làm nghề: 2 – 3 năm đầu tiên

Trong 2 – 3 năm đầu tiên của lộ trình phát triển khối Front office, bạn bắt đầu học và làm quen với nghề. Những vị trí bạn có thể đảm nhận trong gian đoạn này là receptionist (lễ tân), bellman (nhân viên hành lí)… tại các nhà hàng, khách sạn 3 – 5 sao.

Hầu hết các vị trí này đều đòi hỏi kiến thức, nghiệp vụ cơ bản và tiếng Anh giao tiếp. Đây chính là nấc thang đầu tiên vô cùng quan trọng giúp bạn tích lũy kinh nghiệm làm nghề thực tế. Mức lương ở giai đoạn này thường dao động từ 5 – 7 triệu đồng/tháng tùy vào quy mô khách sạn.

Nâng cao kỹ năng nghề: 2 – 3 năm tiếp theo

Giai đoạn 2 – 3 năm tiếp theo, nghiệp vụ của bạn sẽ thuần thục và nâng cao hơn để đảm nhận các vị trí như giám sát lễ tân, giám sát concierge…

Giai đoạn này đòi hỏi cao hơn về mặt kỹ năng, kiến thức và một vài kỹ năng mềm như lên kế hoạch, tổ chức, giải quyết vấn đề… bởi những vị trí này không đơn giản chỉ thực hiện công việc trực tiếp mà còn là hỗ trợ, giám sát các vị trí liên quan. Mức lương ở giai đoạn này thường dao động từ 6 – 8 triệu đồng/tháng tùy vào năng lực cá nhân.

Lộ trình thăng tiến khối Front office

(Nguồn ảnh: Internet)

Lãnh đạo phòng, bộ phận: 5 – 6 năm tiếp theo

Khi tích lũy kha khá kinh nghiệm và có kỹ năng giám sát, quản lý, bạn sẽ bước vào giai đoạn lãnh đạo phòng/bộ phận ở 5 – 6 năm tiếp theo, đòi hỏi kỹ năng quản lý chuyên sâu để điều hành toàn bộ các hoạt động trong bộ phận mình đảm nhận.
Những vị trí phải kể đến như trưởng bộ phận lễ tân, trưởng bộ phận sai phái… Mức lương ở các vị trí này thông thường từ 10 – 15 triệu đồng/tháng tùy theo kinh nghiệm và quy mô khách sạn.

Lãnh đạo khối: 7 – 8 năm tiếp theo

Giai đoạn cuối cùng của lộ trình phát triển tại khối Front office là giám đốc tiền sảnh. Vị trí này yêu cầu kiến thức bậc cao và kinh nghiệm sâu dày để có thể đưa ra những quyết định sáng suốt nhất cho khối. Đồng thời, người đảm nhận vị trí này phải có năng lực nổi bật về quản lý, tổ chức và điều hành hoạt động của tất cả các bộ phận liên quan.

Chúng ta vừa cùng tìm hiểu Front office là gì, các vị trí trong Front office, mức lương nhân sự Front office… Nếu bạn đang cân nhắc theo đuổi ngành Nhà hàng Khách sạn, đặc biệt ở khối Tiền sảnh thì có thể tham khảo các vị trí được mô tả bên trên.

Khóa học ngắn hạn về Front office tại Hướng Nghiệp Á Âu

Hiện Hướng Nghiệp Á Âu đang chiêu sinh khóa Nghiệp Vụ Lễ Tân Chuyên Nghiệp 2 tháng dành cho những bạn yêu thích công việc ở các vị trí thuộc khối Front office, hoặc sinh viên, nhân sự trong ngành muốn học thêm kiến thức để nâng cao tay nghề theo tiêu chuẩn khách sạn 4 – 5 sao.

Tham gia khóa học, bên cạnh việc được trang bị nghiệp vụ lễ tân 5 sao, bạn còn học nghiệp vụ ở các vị trí như Tổng đài, Concierge, Đặt phòng… và kỹ năng bán hàng, nắm bắt tâm lý du khách, giải quyết than phiền…

Kết thúc khóa học và thực tập, bạn sẽ nhận chứng chỉ từ Hướng Nghiệp Á Âu.

Để được tư vấn cụ thể hơn về thời gian, địa điểm và chương trình học, bạn hãy nhanh tay điền thông tin vào form bên dưới nhé.

Bài viết: Front Office Là Gì? Lộ Trình Phát Triển Khối Front Office Khách Sạn Được chia sẻ từ: Quản Trị Nhà Hàng Khách Sạn Á Âu (QTNHKSAAu).

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

10 Nguyên Tắc Vàng Làm Nên Thành Công Của Ông Trùm Tập Đoàn Hilton

Để tập đoàn khách sạn Hilton lẫy lừng khắp thế giới. Thì tập đoàn Hilton nổi tiếng phải nhờ đến công lao rất lớn của ông trùm tập đoàn Hilton - Conrad Hilton. 10 Nguyên Tắc Vàng Làm Nên Thành Công Của Ông Trùm Tập Đoàn Hilton Không phải bàn thêm nhiều về cái tên Hilton lẫy lừng khắp thế giới. Thế nhưng tập đoàn Hilton nổi tiếng  đó để có được ngày nay phải nhờ đến công lao rất lớn của ông trùm tập đoàn Hilton - Conrad Hilton. Từ một quân nhân mới vừa xuất ngũ, ông đã gầy dựng thành công đế chế mang tên chính mình sau gần một thế kỷ. Dưới đây là 10 quy tắc vàng trong quản lý khách sạn mà ông tiết lộ trong cuốn tự truyện Be My Guest xuất bản năm 1957 của chính mình. Tìm tài năng thiên bẩm đặc biệt của chính bạn Ông trùm tập đoàn Hilton - Conrad Hilton có niềm tin rằng mọi người đều giỏi một thứ gì đó và cần nuôi dưỡng chúng. Hãy dành thời gian khám phá bản thân, thử những điều bạn yêu thích vì bạn sẽ chẳng biết giới hạn của mình nằm đâu cả. Tài năng cụ thể của Conrad – Ông trùm

Hé Lộ Top 5 Thương Hiệu F&B Đắt Giá Nhất Hành Tinh Năm 2019

F&B được đánh giá là mảnh đất kinh doanh vô cùng màu mỡ với nhiều thương hiệu “ăn nên làm ra”. Không chỉ thành công ở khu vực nội địa, những thương hiệu này còn bành trướng sức mạnh của mình khắp các châu lục. Sau đây là top 5 thương hiệu F&B đắt giá nhất hành tinh 2019. Hãy cùng Quantrinhahang.edu.vn tìm hiểu về 5 thương hiệu này ngay nhé! F&B được đánh giá là mảnh đất kinh doanh vô cùng màu mỡ với nhiều thương hiệu “ăn nên làm ra”. Không chỉ thành công ở khu vực nội địa, những thương hiệu này còn bành trướng sức mạnh của mình khắp các châu lục. Sau đây là top 5 thương hiệu F&B đắt giá nhất hành tinh 2019. Hãy cùng Quantrinhahang.edu.vn tìm hiểu về 5 thương hiệu này ngay nhé! Starbucks Giá trị thương hiệu: 39,3 tỷ USD Tăng/giảm so với năm trước: +21,1% Quốc gia: Mỹ Hãng cà phê Starbucks có trụ sở chính ở Seattle, Washington, Hoa Kỳ. Hãng hiện có 17.800 quán ở 49 quốc gia trên toàn thế giới. Trong đó bao gồm 11.068 tiệm ở Hoa Kỳ, gần 1.000 tiệm ở Canada và

Cùng Ribi Sachi Sắm Vai Khách Hàng Tại Lớp Quản Trị Nhà Hàng - Khách Sạn

Ngày 09/02 vừa qua, Ribi Sachi đã có buổi livestream hóa thân thành vị khách đến trải nghiệm dịch vụ trong lớp học Quản Trị Nhà Hàng – Khách Sạn tại Hướng Nghiệp Á Âu. Ngày 09/02 vừa qua, Ribi Sachi đã có buổi livestream hóa thân thành vị khách đến trải nghiệm dịch vụ trong lớp học Quản Trị Nhà Hàng – Khách Sạn tại Hướng Nghiệp Á Âu. Buổi livestream với góc nhìn chân thực đã thu hút đông đảo sự chú ý của mọi người về cơ sở vật chất hiện đại và chất lượng giảng dạy bám sát thực tế. Hãy cùng xem mảnh ghép của FapTV cảm nhận những gì sau khi trải nghiệm lớp học này nhé! Thiết kế và xây dựng dựa trên mô hình khách sạn đạt chuẩn 5 sao quốc tế, lớp học Quản Trị Nhà Hàng – Khách Sạn tiếp đón vị khách mời đặc biệt là diễn viên xinh đẹp Ribi Sachi tại ba phòng thực hành đại diện cho ba khối vững mạnh nhất trong khách sạn hiện nay. Đó là tiền sảnh, nhà hàng và buồng phòng. Ribi Sachi hóa thân thành vị khách đặc biệt ghé thăm lớp Quản Trị Nhà Hàng – Khách Sạn Đầu tiên, Ribi tiến đến khu v