Chuyển đến nội dung chính

Supervisor Là Gì? Mô Tả Công Việc, Mức Lương Của Supervisor

Nếu làm trong ngành nhà hàng khách sạn, chắc chắn bạn sẽ biết vị trí supervisor là gì. Tuy nhiên, công việc cụ thể và mức thu nhập của một supervisor thì không phải ai cũng biết. Bài viết sau sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết hơn về công việc của một supervisor trong nhà hàng, khách sạn là như thế nào.

Supervisor là gì?

Supervisor là người giám sát và là trợ thủ đắc lực của quản lý. Nhìn chung, họ sẽ hỗ trợ quản lý thực hiện các công việc giám sát, theo dõi và điều phối những hoạt động diễn ra trong phạm vi quản lý của mình.

Trong ngành nhà hàng khách sạn, Supervisor là vị trí trợ thủ đắc lực cho các Duty Manager, General Manager, Housekeeping Manager,… Tùy theo các bộ phận khác nhau mà sẽ có những tên gọi khác nhau (giám sát buồng phòng, giám sát nhà hàng, giám sát lễ tân…) tiêu biểu như: Bộ phận Tiền Sảnh (Front Office) sẽ có các vị trí giám sát như: Office supervisor, Floor suppervisor hay bộ phận f&b là shift leader,…

supervisor là gì
Supervisor là trợ của quản lý bộ phận (Nguồn ảnh: Internet)

Mô tả công việc của supervisor nhà hàng, khách sạn

Trong ngành nhà hàng khách sạn, supervisor có mặt ở khắp các bộ phận như Front Office, Housekeeping, F&B … với các chức danh như giám sát tiền sảnh, giám sát nhà hàng, giám sát buồng phòng…

Giám sát tiền sảnh (Front Office Supervisor)

  • Trợ giúp giám đốc sảnh quản lý, vận hành bộ phận lễ tân làm việc hiệu quả
  • Chịu trách nhiệm quản lý, vận hành bộ phận lễ tân khi FOM vắng mặt hoặc thay mặt ban giám đốc khách sạn khi được chỉ định đặc biệt theo quy trình phục vụ và chính sách khách sạn
  • Kiểm tra sổ nhật ký của tất cả các bộ phận của tiền sảnh
  • Tiễn khách VIP, khách hàng thường xuyên lúc trả phòng
  • Trợ giúp lễ tân khi check-in đoàn, liên lạc với trưởng đoàn hoặc hướng dẫn đoàn để lấy thông tin đoàn và thông báo cho các bộ phận liên quan thực hiện
  • Thường xuyên kiểm tra khu vực công cộng, khu văn phòng…

Mức lương tham khảo: 8 – 12 triệu đồng/tháng

Giám sát nhà hàng (Restaurant Supervisor)

  • Phân công ca trực, bố trí việc làm cho nhân viên
  • Điều hành nhân viên phục vụ theo đúng tiêu chuẩn, chất lượng dịch vụ của nhà hàng
  • Hỗ trợ cấp trên thiết kế thực đơn đồ ăn và thức uống
  • Tư vấn, dự trù mua sắm tài sản nhà hàng
  • Liên hệ với nhà bếp, quầy bar để phối hợp đem lại dịch vụ chất lượng nhất cho khách hàng

Mức lương tham khảo: 6 – 11 triệu đồng/tháng

giám sát nhà hàng chịu trách nhiệm phân công
Giám sát nhà hàng chịu trách nhiệm phân công công việc cho nhân viên(Nguồn ảnh: Internet)

Giám sát buồng phòng (Housekeeping Supervisor)

  • Thường xuyên kiểm tra tiến độ công việc và giúp đỡ nhân viên khi cần thiết để đảm bảo toàn bộ công việc trong ca hoàn thành đúng tiến độ
  • Lập kế hoạch tổng vệ sinh định kỳ và lên lịch làm việc hàng ngày cho nhân viên
  • Lên kế hoạch huấn luyện nhân viên
  • Báo cáo mọi sai khác về tình trạng phòng giữa bộ phận buồng và bộ phận lễ tân
  • Hàng tháng làm báo cáo kiểm kê về minibar, đồ amenities, hóa chất, khăn ga, trang thiết bị máy móc…

Mức lương tham khảo: 7 – 12 triệu đồng/tháng

Mất bao lâu để từ nhân viên thành supervisor nhà hàng, khách sạn?

Supervisor là vị trí đệm để bạn thăng tiến lên trưởng bộ phận. Thông thường, bạn phải mất 2 – 3 năm để từ nhân viên trở thành giám sát bộ phận. Tất nhiên, bạn có thể mất nhiều thời gian hơn hoặc ít hơn, tùy theo năng lực cá nhân.

Nói đến đây, bạn sẽ thắc mắc “Yêu cầu năng lực để trở thành supervisor là gì?” Câu trả lời sẽ là:

  • Có ít nhất 2 – 3 năm kinh nghiệm ở vị trí và môi trường tương đương
  • Có khả năng quản lý, điều hành, giám sát
  • Có tinh thần trách nhiệm, phong cách làm việc và lãnh đạo phù hợp với văn hóa doanh nghiệp
  • Có khả năng giao tiếp và xử lý tình huống tốt
  • Chịu được áp lực công việc
  • Có khả năng định hướng và hỗ trợ nhân sự

Kỹ năng cần có cho công việc Supervisor

  • Cư xử nhã nhặn, lịch sự: Giám sát viên thường xuyên tiếp xúc, trao đổi công việc với cấp dưới mà còn báo cáo công việc với cả cấp trên. Do đó, Nhân viên Supervisor phải lịch sự, nhã nhặn tròng từng hành vi và cử chỉ của mình.
  • Kỹ năng giao tiếp: Không chỉ vậy, vị trí giám sát viên còn phải tiếp xúc với khách hàng. Do đó, bạn cần phải nhanh nhạy để xử lý những tình huống khẩn cấp, khéo léo của khách hàng để tránh những xung đột không đáng có.
  • Tác phong làm việc chuyên nghiệp: Với tác phong làm việc bạn sẽ gây được ấn tượng tốt trong mắt cấp trên mà còn là tấm gương để cho cấp dưới noi theo. Do đó, cần có tác phong chỉn chu, tuân thủ nội quy công ty.
  • Công tư phân minh: Sự công bằng là điều cần có ở nhân viên Supervisor. Bạn cần phải hối thúc, nhắc nhở cấp dưới nếu xảy ra sơ sót trong quá trình làm việcGiám sát nhân viên cấp dưới mà không khắt khe sẽ tạo các lỗ hổng trong quy trình làm việc. Do đó, không được thiên vị ai để tạo sự công bằng và phấn đấu cho các nhân viên cấp dưới.

Trên đây là những thông tin tham khảo về chức danh SUPERVISOR trong nhà hàng, khách sạn. Nếu bạn đang phấn đấu phát triển lên vị trí giám sát này thì hãy tham khảo khóa học Quản lý nhà hàng khách sạn của QTNHKSAAu tại https://quantrinhahang.edu.vn/dao-tao để tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng và kiến thức cho mình

Xem Thêm:

Waitress Là Gì, Waiter Là Gì Trong Nhà Hàng
Lễ Tân Là Làm Gì? Công Việc Của Lễ Tân Khách Sạn

Bài viết: Supervisor Là Gì? Mô Tả Công Việc, Mức Lương Của Supervisor Được chia sẻ từ: Quản Trị Nhà Hàng Khách Sạn Á Âu (QTNHKSAAu).

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

10 Nguyên Tắc Vàng Làm Nên Thành Công Của Ông Trùm Tập Đoàn Hilton

Để tập đoàn khách sạn Hilton lẫy lừng khắp thế giới. Thì tập đoàn Hilton nổi tiếng phải nhờ đến công lao rất lớn của ông trùm tập đoàn Hilton - Conrad Hilton. 10 Nguyên Tắc Vàng Làm Nên Thành Công Của Ông Trùm Tập Đoàn Hilton Không phải bàn thêm nhiều về cái tên Hilton lẫy lừng khắp thế giới. Thế nhưng tập đoàn Hilton nổi tiếng  đó để có được ngày nay phải nhờ đến công lao rất lớn của ông trùm tập đoàn Hilton - Conrad Hilton. Từ một quân nhân mới vừa xuất ngũ, ông đã gầy dựng thành công đế chế mang tên chính mình sau gần một thế kỷ. Dưới đây là 10 quy tắc vàng trong quản lý khách sạn mà ông tiết lộ trong cuốn tự truyện Be My Guest xuất bản năm 1957 của chính mình. Tìm tài năng thiên bẩm đặc biệt của chính bạn Ông trùm tập đoàn Hilton - Conrad Hilton có niềm tin rằng mọi người đều giỏi một thứ gì đó và cần nuôi dưỡng chúng. Hãy dành thời gian khám phá bản thân, thử những điều bạn yêu thích vì bạn sẽ chẳng biết giới hạn của mình nằm đâu cả. Tài năng cụ thể của Conrad – Ông trùm

Hé Lộ Top 5 Thương Hiệu F&B Đắt Giá Nhất Hành Tinh Năm 2019

F&B được đánh giá là mảnh đất kinh doanh vô cùng màu mỡ với nhiều thương hiệu “ăn nên làm ra”. Không chỉ thành công ở khu vực nội địa, những thương hiệu này còn bành trướng sức mạnh của mình khắp các châu lục. Sau đây là top 5 thương hiệu F&B đắt giá nhất hành tinh 2019. Hãy cùng Quantrinhahang.edu.vn tìm hiểu về 5 thương hiệu này ngay nhé! F&B được đánh giá là mảnh đất kinh doanh vô cùng màu mỡ với nhiều thương hiệu “ăn nên làm ra”. Không chỉ thành công ở khu vực nội địa, những thương hiệu này còn bành trướng sức mạnh của mình khắp các châu lục. Sau đây là top 5 thương hiệu F&B đắt giá nhất hành tinh 2019. Hãy cùng Quantrinhahang.edu.vn tìm hiểu về 5 thương hiệu này ngay nhé! Starbucks Giá trị thương hiệu: 39,3 tỷ USD Tăng/giảm so với năm trước: +21,1% Quốc gia: Mỹ Hãng cà phê Starbucks có trụ sở chính ở Seattle, Washington, Hoa Kỳ. Hãng hiện có 17.800 quán ở 49 quốc gia trên toàn thế giới. Trong đó bao gồm 11.068 tiệm ở Hoa Kỳ, gần 1.000 tiệm ở Canada và

Cùng Ribi Sachi Sắm Vai Khách Hàng Tại Lớp Quản Trị Nhà Hàng - Khách Sạn

Ngày 09/02 vừa qua, Ribi Sachi đã có buổi livestream hóa thân thành vị khách đến trải nghiệm dịch vụ trong lớp học Quản Trị Nhà Hàng – Khách Sạn tại Hướng Nghiệp Á Âu. Ngày 09/02 vừa qua, Ribi Sachi đã có buổi livestream hóa thân thành vị khách đến trải nghiệm dịch vụ trong lớp học Quản Trị Nhà Hàng – Khách Sạn tại Hướng Nghiệp Á Âu. Buổi livestream với góc nhìn chân thực đã thu hút đông đảo sự chú ý của mọi người về cơ sở vật chất hiện đại và chất lượng giảng dạy bám sát thực tế. Hãy cùng xem mảnh ghép của FapTV cảm nhận những gì sau khi trải nghiệm lớp học này nhé! Thiết kế và xây dựng dựa trên mô hình khách sạn đạt chuẩn 5 sao quốc tế, lớp học Quản Trị Nhà Hàng – Khách Sạn tiếp đón vị khách mời đặc biệt là diễn viên xinh đẹp Ribi Sachi tại ba phòng thực hành đại diện cho ba khối vững mạnh nhất trong khách sạn hiện nay. Đó là tiền sảnh, nhà hàng và buồng phòng. Ribi Sachi hóa thân thành vị khách đặc biệt ghé thăm lớp Quản Trị Nhà Hàng – Khách Sạn Đầu tiên, Ribi tiến đến khu v