Chuyển đến nội dung chính

Kỹ Năng Ra Quyết Định Và Giải Quyết Vấn Đề

Kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề là kỹ năng then chốt làm nên một người lãnh đạo tài ba. Trong cuộc sống hằng ngày, đây cũng là kỹ năng mềm bạn nên có để ứng biến với sự cố trong cuộc sống. Bài viết sau sẽ phân tích về quy trình ra quyết định, phương pháp ra quyết định…

Quy trình ra quyết định

Bước 1: Hiểu vấn đề

Trước tiên, bạn phải tập trung xác định vấn đề gì mà bạn đang phải đối mặt và bạn phải quyết định điều gì.

Bước 2: Nhận định các giải pháp

Đây là bước bạn liệt kê ra các lựa chọn để giải quyết vấn đề. Có thể tham khảo ý kiến từ người khác (bố mẹ, thầy cô, bè bạn hoặc người bạn tin tưởng). Nên lắng nghe những góp ý, phân tích dựa trên cơ sở thực tế bản thân.

kỹ năng ra quyết địnhQuy trình ra quyết định bao gồm 4 bước chính (Nguồn ảnh: Internet)

Bước 3: Cân nhắc các giải pháp

Giai đoạn này yêu cầu bạn đưa ra lý lẽ để tán thành và phản đối mỗi lựa chọn. So sánh ưu, nhược điểm của từng giải pháp để lựa chọn một số giải pháp khả thi nhất. Xác định hậu quả và kết quả của mỗi lựa chọn và ảnh hưởng của chúng đối với người khác.

Bước 4: Đưa ra quyết định cuối cùng và làm theo

Kết hợp tất cả thông tin để đưa ra lựa chọn tốt nhất để thực hiện. Chịu trách nhiệm về quyết định và hành động của mình.

Kỹ năng ra quyết định quản lý

Quyết định quản lý là gì?

Quyết định quản lý là hành động có tính chỉ thị của chủ thể quản lý để định hướng, tổ chức và kích thích nguồn động lực trong hệ thống quản lý, chi phối sự vận động, phát triển của toàn bộ hệ thống quản lý nhằm hoàn thành các mục tiêu đề ra.

Ra quyết định là một trong những hoạt động chủ yếu của nhà quản lý, thể hiện ý chí người lãnh đạo trong hoạt động quản lý, chỉ huy, điều hành, đồng thời là sản phẩm trí tuệ của quá trình tư duy, có ảnh hưởng đến sự phát triển tập thể, xã hội.

quản lý cần có kỹ năng ra quyết địnhQuản lý cần có kỹ năng ra quyết định, bởi mỗi quyết định có thể ảnh hưởng
đến cả tập thể (Nguồn ảnh: Internet)

Các phương pháp ra quyết định quản lý

Phương pháp kinh nghiệm

Nhà quản lý đưa ra quyết định dựa vào kinh nghiệm. Phương pháp kinh nghiệm được áp dụng phù hợp với các vấn đề quen thuộc, tuy nhiên lại khó áp dụng với vấn đề mới, chưa từng trải nghiệm.

Phương pháp phân tích

Phương pháp này được sử dụng rộng rãi nhất, dùng để phân tích vấn đề trên nhiều phương diện và dựa trên cơ sở đó để xây dựng phương án, lựa chọn và đưa ra quyết định. Phương pháp ra quyết định này đòi hỏi nhà quản lý phải hiểu cặn kẽ vấn đề và có trình độ tư duy chặt chẽ.

Phương pháp thực nghiệm

Phương pháp này cho kết quả tin cậy, giúp nhà quản lý nhanh chóng đưa ra giải pháp tối ưu nhưng mất thời gian, công sức và tiền của.

Phương pháp kết hợp

Kết hợp 3 phương pháp trên để đạt mục tiêu cuối cùng.

Kỹ năng ra quyết định quản lý và giải quyết vấn đề cần lưu ý gì?

Bảo đảm tính thống nhất

Bất cứ quyết định nào được đưa ra đều phải nằm trong hệ thống, trong tổng thể các quyết định đã có, hướng tới đạt mục tiêu chung. Tránh tình trạng các cấp quản lý có chủ trương trái nhau, thậm chí đi ngược với chủ trương của cấp cao.

Đúng thẩm quyền

Quyết định phải do người quản lý có đầy đủ chức năng, thẩm quyền và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình đưa ra.

Kịp thời, ngắn gọn, chính xác

Có nhiều quyết định buộc phải đưa ra trong tình huống cấp bách. Ngoài ra, quyết định phải được diễn đạt ngắn gọn, chính xác, dễ hiểu để người khác dễ tiếp nhận và không bị nhầm lẫn.

Có tính pháp lý

Quản lý cần đưa ra quyết định pháp, đảm bảo dựa trên văn bản pháp quy (luật, quy định…) đã ban hành và đang có hiệu lực thi hành.

Nhìn chung, kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong công việc, đặc biệt ở vị trí quản lý. Vì vậy, người quản lý cần nắm rõ vấn đề và phân tích để có được quyết định tốt nhất và phù hợp nhất.

Bài viết: Kỹ Năng Ra Quyết Định Và Giải Quyết Vấn Đề Được chia sẻ từ: Quản Trị Nhà Hàng Khách Sạn Á Âu (QTNHKSAAu).

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bảng Dự Toán Chi Phí Mở Nhà Hàng Nên Có Những Gì?

Mở nhà hàng là một “canh bạc lớn”, khả năng sinh lời khổng lồ nhưng xác suất lỗ nặng cũng không hề thấp. Khởi sự nhà hàng cần đến số vốn lớn và sử dụng đồng tiền đó thế nào cho hiệu quả, sinh lời tốt mới là vấn đề đáng quan tâm. Sau đây là những khoản tiền ước tính bạn sẽ phải chi khi kinh doanh nhà hàng. Lưu ý dự toán này chỉ mang tính chất tham khảo, sẽ thay đổi tùy thuộc vào quy mô nhà hàng bạn muốn mở. Mở nhà hàng là một “canh bạc lớn”, khả năng sinh lời khổng lồ nhưng xác suất lỗ nặng cũng không hề thấp. Khởi sự nhà hàng cần đến số vốn lớn và sử dụng đồng tiền đó thế nào cho hiệu quả, sinh lời tốt mới là vấn đề đáng quan tâm. Sau đây là những khoản tiền ước tính bạn sẽ phải chi khi kinh doanh nhà hàng. Lưu ý dự toán này chỉ mang tính chất tham khảo, sẽ thay đổi tùy thuộc vào quy mô nhà hàng bạn muốn mở. Chi phí mặt bằng Giá thuê m...

Chứng Chỉ Nghề - Giấy Thông Hành Trong Ngành Nhà Hàng Khách Sạn

Suốt nhiều năm qua, ngành Nhà hàng Khách sạn vẫn luôn duy trì sức ảnh hưởng và giữ vững vị thế nghề thời thượng trong xã hội hiện đại. Mỗi năm, ngành đều đặn thu hút hàng nghìn bạn trẻ theo học, thế nhưng con số nhân sự trụ lại và thành công trong nghề lại không thật sự khả quan. Mấu chốt vấn đề thực chất nằm ở đâu? Suốt nhiều năm qua, ngành Nhà hàng Khách sạn vẫn luôn duy trì sức ảnh hưởng và giữ vững vị thế nghề thời thượng trong xã hội hiện đại. Mỗi năm, ngành đều đặn thu hút hàng nghìn bạn trẻ theo học, thế nhưng con số nhân sự trụ lại và thành công trong nghề lại không thật sự khả quan. Mấu chốt vấn đề thực chất nằm ở đâu? Yếu nghiệp vụ - Thực trạng nổi cộm ngành Nhà hàng Khách sạn Chưa bao giờ ngành Nhà hàng Khách sạn nước ta lại rơi vào tình trạng khát nhân sự vì lí do yếu kém nghiệp vụ đến vậy. Theo thống kê từ Jobstreet, có đến 53% nhân sự trong ngành không có bằng cấp chuyên ngành và không được đào tạo bài bản, 78% cảm thấy nghiệp vụ học được chưa đủ để làm nghề và ...

Tình Huống Phỏng Vấn Tiếng Anh Xin Việc Tại Khách Sạn

Làm thế nào để gây ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng là điều không dễ, nhất là trong vòng phỏng vấn tiếng Anh. Chỉ biết từ vựng thôi chưa đủ, bạn phải biết cách diễn đạt câu chữ sao cho thật thuyết phục nữa. Sau đây là hai đoạn phỏng vấn xin việc ngắn bằng tiếng Anh mà Quantrinhahang muốn giới thiệu đến bạn, giúp bạn mường tượng cách trả lời sao cho hiệu quả. Làm thế nào để gây ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng là điều không dễ, nhất là trong vòng phỏng vấn tiếng Anh. Chỉ biết từ vựng thôi chưa đủ, bạn phải biết cách diễn đạt câu chữ sao cho thật thuyết phục nữa. Sau đây là hai đoạn phỏng vấn xin việc ngắn bằng tiếng Anh mà Quantrinhahang muốn giới thiệu đến bạn, giúp bạn mường tượng cách trả lời sao cho hiệu quả. Tình huống 1 Ms Lewis, welcome. I’m in charge of interview applicants for the job – Chào em, Lewis. Chị là ngưởi chịu trách nhiệm phỏng vấn ứ...