Phần mềm SAP là hệ thống được nhiều doanh nghiệp tin dùng nhằm quản lý tất cả hoạt động trong cơ cấu tổ chức của mình một cách tốt nhất. Có thể nói phần mềm SAP góp phần quan trọng tạo nên sự thành công của một doanh nghiệp và các nhà hàng, khách sạn hiện nay hoàn toàn có thể áp dụng. Hãy cùng quantrinhahang.edu.vn tìm hiểu về phần mềm SAP là gì hiện nay.
SAP Là Gì?
Đầu tiên, bạn phải hiểu từ SAP là viết tắt của từ gì. SAP (viết tắt của System Application Programing) là công ty phần mềm hàng đầu từ Đức với nhiều sản phẩm được các tập đoàn đa quốc gia của thế giới tin dùng. Hiện nay, phần mềm SAP đứng thứ 4-6 tổng giá trị sau các ông lớn như MS, Oracle, IBM, Apple.

Ngoài trụ sở chính SAP AG ở miền Nam nước Đức, SAP còn bao gồm nhiều chi nhánh và văn phòng đại diện tại nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, SAP có 2 văn phòng đại diện tại Hà Nội và TP.HCM trực thuộc SAP khu vực châu Á – Thái Bình Dương (Singapore).
Sản phẩm được biết đến nhiều nhất của SAP là SAP ERP (Enterprise Resource Planning) và SAP Business One. Ngoài ra, công ty còn chuyên cung cấp các phần mềm quản trị doanh nghiệp, giải pháp doanh nghiệp thông minh, giải pháp lưu trữ, phần mềm tích hợp các hệ thống máy tính, điện toán đám mây… giúp các doanh nghiệp quản lý tốt các hoạt động then chốt.
Hành Trình Phát Triển Của Hệ Thống SAP
Cách đây 40 năm về trước, nhóm kỹ sư của IBM đã sáng lập nên SAP với tầm nhìn sứ mệnh là phát triển một gói phần mềm có thể phối hợp tất cả các hoạt động và chức năng khác nhau trong doanh nghiệp. Điều này giúp doanh nghiệp có thể thay thế 10 hay 15 ứng dụng khác nhau bao gồm: hệ thống kế toán, hệ thống lưu trữ dữ liệu, hệ thống quản lý nhà máy… với một hệ thống tích hợp duy nhất.

Ý tưởng gói phần mềm SAP được trình làng vào năm 1972 đã góp phần giảm thiểu tối đa sự phức tạp do nhiều hệ thống khác nhau. Những năm sau đó, SAP tiếp tục tạo ra nền tảng đa ngôn ngữ, đa quốc gia để dễ dàng chuyển đổi phù hợp với những tiêu chuẩn và kỹ thuật mới. Hiện nay, các giải pháp phần mềm của SAP đang được sử dụng trên 20 loại nền tảng máy tính khác nhau.
Tính đến nay, phần mềm hệ thống SAP được sử dụng bởi hơn 1 triệu người dùng và hơn 100.000 khách hàng tại 120 nước cùng với 50.000 nhân viên và 2.000 đối tác vẫn đang bận rộn với những dự án xây dựng và cài đặt 40 ngôn ngữ tại hơn 5 quốc gia.
Phần mềm SAP dùng để làm gì
Quản lý bán hàng
Quy trình bán hàng được theo dõi chặt chẽ, cho phép phân tích doanh thu, dự báo lợi nhuận, phát hiện cơ hội thông qua các báo cáo và các bảng chỉ số dịch vụ. Hệ thống quản lý quan hệ khách hàng cho phép quản trị các phản hồi từ khách hàng, các hợp đồng dịch vụ, quản lý các cuộc gọi và mọi hoạt động tương tác với khách hàng.
Quản lý mua hàng
Quản lý và duy trì quan hệ với các nhà cung cấp thông qua việc quản lý các đơn đặt hàng, số lượng hàng, mức lợi nhuận, nợ tồn, quá trình thanh toán và khả năng tính toán giá trị nhập kho.

Quản lý tài chính
Phần mềm SAP cho phép quản lý các hoạt động tài chính kế toán như kế toán tổng hợp, các bút toán, ngân sách với những công cụ nhanh chóng, tiện lợi, sắp xếp chứng từ, hóa đơn và đồng thời cung cấp các báo cáo từ các hoạt động trên.
Quản lý kho
Ngoài ra tính năng quản lý kho của phầm mềm SAP giúp doanh nghiệp hoàn toàn kiểm soát tình hình xuất kho, chính sách về giá một cách chính xác và kết hợp chặt chẽ giữa quản lý đặt hàng và sản xuất.
Phần mềm SAP thật sự là hệ thống quản trị doanh nghiệp hiện đại, giúp kiểm soát và phát triển tất cả hoạt động một cách tốt nhất. Các chủ đầu tư hay quản lý nhà hàng, khách sạn sau khi tham khảo bài viết này chắc hẳn đã hiểu rõ hơn phần mềm SAP là gì và những tiện ích nổi bật của hệ thống SAP. Đây là hệ thống phần mềm hoạch định tài nguyên doanh nghiệp (ERP) hoàn toàn có thể áp dụng trong cơ cấu của nhà hàng hay khách sạn để đảm bảo chi phí, thúc đẩy doanh thu và tối đa lợi nhuận. Việc áp dụng chương trình này trong việc quản lý nhà hàng khách sạn rất quan trọng nhưng hầu hết các doanh nghiệp vẫn chưa khai thác được hết mọi chức năng của phần mềm này.
Bài Viết Liên Quan
Bài viết: SAP Là Gì – Ứng Dụng Phần Mềm SAP Trong Ngành Nhà Hàng Khách Sạn Được chia sẻ từ: Quản Trị Nhà Hàng Khách Sạn Á Âu (QTNHKSAAu).
Nhận xét
Đăng nhận xét