Đối với các doanh nghiệp Mỹ, Israel là một thị trường "khó gặm" nhất là trong lĩnh vực kinh doanh fast food. Những cái tên đình đám như Starbucks, Subway, Dunkin’ Donuts... và đặc biệt là KFC lần lượt đến đến rồi lại lần lượt ra đi trong thất bại ê chề. Tuy nhiên, chỉ duy nhất KFC là hãng kiên trì và dám quay lại thị trường đầy thách thức này.
Đối với các doanh nghiệp Mỹ, Israel là một thị trường "khó gặm" nhất là trong lĩnh vực kinh doanh fast food. Những cái tên đình đám như Starbucks, Subway, Dunkin’ Donuts... và đặc biệt là KFC lần lượt đến đến rồi lại lần lượt ra đi trong thất bại ê chề. Tuy nhiên, chỉ duy nhất KFC là hãng kiên trì và dám quay lại thị trường đầy thách thức này.
KFC mở cửa hàng đầu tiên vào năm 1980 tại Tel Aviv (thành phố đông dân thứ hai của Israel). Không lâu sau đó, hãng phải đóng cửa trong một khoảng thời gian ngắn. Đến năm 1993, KFC lại hồi sinh nhưng cũng ngụp lặn trong thất bại khi công ty nắm nhượng quyền rơi vào tình thế buộc phải sang tên. Năm 2012, tức là chỉ chưa đầy 10 năm sau đó, KFC lại một lần nữa đưa ra thông báo đóng toàn bộ cửa hàng và tháo chạy khỏi thị trường Israel.
Sự thất bại của KFC là điều không quá khó hiểu đối với các chuyên gia trong ngành. Hãng này đã phải đối mặt với một thách thức quá lớn bắt nguồn từ chính thực đơn của họ.
Không phải tự nhiên mà Israel được đánh giá là thị trường cực khó để thâm nhập. Nguyên nhân là vì 60% dân số Israel là người Do Thái (số liệu của Trung tâm nghiên cứu Pew). Cách ăn uống của người Do Thái hoàn toàn khác biệt so với các quốc gia khác trên thế giới. Họ tuân theo một bộ luật quy định chế độ ăn uống riêng là kashrut. Theo đó, món ăn không được trộn chung giữa thịt và các sản phẩm từ sữa. Đây chính là đòn chí mạng đánh vào KFC với lớp vỏ bột chiên bao ngoài miếng gà đặc trưng của họ, vốn được làm từ bột sữa bò.
Rabbi Steven Wernick - CEO của USCJ (Tổ chức liên kết các hội Do Thái lớn nhất trên thế giới) cho biết: “Có nhiều cách giải thích cho quy định này nhưng đa số đều đồng tình rằng sữa là biểu tượng của sự sống, là thứ mọi sinh vật uống sau khi ra đời. Còn thịt lại tượng trưng cho cái chết nên quy định này nhằm tôn vinh sự sống và không muốn trộn lẫn 2 biểu tượng trái ngược”.
KFC cũng đã cố gắng để chiều theo khẩu vị của người Israel khi họ dành hẳn 2 năm để nghiên cứu bột chiên Kosher với thành phần chính là bột sữa đậu nành thay vì sữa bò. Sản phẩm gà Kosher ra đời với tham vọng giúp KFC thu hút được nhóm khách hàng người Do Thái. Tuy nhiên, những gì KFC nhận được là sự quay lưng bởi họ đã vô tình đánh mất đi hương vị riêng của mình. Và đây chính là yếu tố khiến KFC khó có chỗ đứng trên thị trường.
Mới đây, KFC gây bất ngờ khi thông báo quay trở lại thị trường Israel với nhiều tham vọng. Mục tiêu của họ là mở được 100 cửa hàng trong 5 năm. Theo tin từ CNBC, hiện KFC chưa hé lộ bất kỳ chi tiết nào liên quan đến kế hoạch quay lại Israel nhưng có vẻ họ đang đang rất lạc quan và tin tưởng về sự thành công sắp tới tại thị trường này.
Chúng ta hãy cùng chờ đợi xem KFC sẽ làm những gì trong lần quay trở lại thứ 4 này nhé!
Ban đầu được đăng bởi:Cập nhật tin tức https://quantrinhahang.edu.vn
January 17, 2019 at 10:00AM
Nhận xét
Đăng nhận xét