
“Có nên nhảy việc hay không?” luôn là đề tài nóng hổi mỗi khi cận kề năm mới. Nhiều người băn khoăn liệu có nên tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp mới hay không và cũng có người rụt rè, kiên cường bám trụ với công việc hiện tại. Thực chất, tìm được việc làm phù hợp là chuyện không hề dễ dàng nhưng cứ độ xuân sang là dân tình lại thấp thỏm chuyện nhảy việc.
“Có nên nhảy việc hay không?” luôn là đề tài nóng hổi mỗi khi cận kề năm mới. Nhiều người băn khoăn liệu có nên tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp mới hay không và cũng có người rụt rè, kiên cường bám trụ với công việc hiện tại. Thực chất, tìm được việc làm phù hợp là chuyện không hề dễ dàng nhưng cứ độ xuân sang là dân tình lại thấp thỏm chuyện nhảy việc.
Có nên nhảy việc thường xuyên?
Theo khảo sát năm 2018 từ công ty Robert Half, gần 65% nhân viên thích nhảy việc, tăng 22% so với 4 năm trước. Trong đó, 75% nhân viên dưới 34 tuổi cho rằng nhảy việc đem lại nhiều lợi ích cho sự nghiệp của họ.
Những con số này không hề đáng ngạc nhiên, bởi nó đa phần rơi vào lực lượng lao động chủ lực hiện tại là nhân viên thế hệ Millennials (sinh vào giai đoạn 8x - cuối 9x và lớn lên cùng sự tiến bộ của phương tiện truyền thông xã hội).
Khảo sát cho thấy khoảng 65% nhân viên thích nhảy việc
Ông Brett Good, chủ tịch cấp cao của Robert Half giải thích cho hiện tượng nhảy việc liên tục của thế hệ Millennials là do họ đã chứng kiến những gì xảy ra với bố mẹ trong cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 nên họ không thiết tha gì chuyện gắn bó 20 – 30 năm ở một công ty như thế hệ trước.
Không thể phủ nhận nhảy việc mang lại nhiều cơ hội mới, cả về thăng tiến và lương bổng. Thế nhưng nhảy việc chỉ sau một thời gian ngắn sẽ khiến nhà tuyển dụng nhìn vào khoảng thời gian ngắn ngủi đó và nói rằng “Có vẻ bạn sẽ không làm việc ở đây nhiều hơn 18 tháng. Tôi nên tìm kiếm những người chịu ổn định hơn”, cố vấn nghề nghiệp Karen Chopra cho biết.
J.T O’Donnell, giám đốc điều hành của Work It Daily cho rằng nhiều người cố nhảy việc chỉ vì muốn “trốn thoát sự đau khổ”, có thể do công việc đi vào bế tắc, sếp “đè đầu cưỡi cổ”… Tuy nhiên họ lại quên tự hỏi bản thân những câu quan trọng về sự nghiệp như “Mình quan tâm điều gì?” và “ Mình muốn giải quyết vấn đề gì?”.
Nhảy việc giúp tăng thu nhập. Điều này không sai. Tạp chí Forbes từng đăng tải bài viết nói rằng “Làm việc ở 1 công ty lâu hơn 2 năm sẽ khiến tổng thu nhập giảm 50% trong 10 năm”. Vì vậy, nhảy việc đúng lúc và có định hướng là điều nên làm. Còn cứ nhảy việc vì tiền sẽ khiến đam mê của bạn dành cho công việc bị thui chột. Bạn sẽ chẳng bao giờ thỏa mãn, nhảy việc thường xuyên, dẫn tới con đường sự nghiệp quá lay lắt. Kết quả là chẳng ai muốn thuê bạn.
Nên nhảy việc khi nào?
Brett Good ví chuyện nhảy việc như dùng thuốc aspirin vậy. Sử dụng ít sẽ có lợi cho sức khỏe, còn lạm dụng thì hậu quả khó lường. “ Nếu thị trường đang thiếu nhân tài thì những người nhảy việc vẫn tìm thấy nhiều cơ hội. Nhưng khi thị trường thay đổi, có sẵn nhân tài, lại ít việc làm thì ứng viên có thời gian làm việc ổn định sẽ được ưu tiên hàng đầu”.
Có một điều chắc chắn rằng nếu bạn thay đổi 10 công việc trong 10 năm thì chẳng công ty nào muốn thuê bạn, O’Donnell khuyên. "Điều xấu nhất xảy ra là bạn liều lĩnh rời khỏi công việc này và ứng tuyển vào vị trí khác nhưng cũng không làm bạn hài lòng rồi quá trình này lại tiếp tục lặp lại. Nếu không thể ở vị trí cũ thêm vài tháng nữa thì phải chắc chắn công việc mới sẽ phù hợp và đủ sức níu chân bạn lâu hơn”.
Nếu thay đổi 10 công việc trong 10 năm thì chẳng công ty nào muốn thuê bạn
Patty McCord, cựu giám đốc nhân sự của Netflix (từng đảm nhiệm văn hóa đổi mới của công ty) nói rằng nhảy việc là điều nên làm mỗi 3 - 4 năm. Penelope Trunk, người sáng lập công ty về quản lý sự nghiệp dành cho người trẻ tại Mỹ thì tin rằng “Quá trình học hỏi sẽ ít dần đi sau 3 năm. Nhân viên càng làm lâu thì việc họ hoàn thành càng kém hiệu quả đi, do họ không còn học được gì mới sau thời gian dài gắn bó với công ty”.
Sau tất cả thì quyết định nhảy việc hay không vẫn nằm ở bạn. Chẳng nơi làm việc nào là hoàn hảo cả, không vướng bận chuyện này cũng rắc rối chuyện kia. Nhưng trước khi đưa ra quyết định cuối cùng, hãy tự mình đặt những câu hỏi sau:
- Đây là lần thứ mấy bạn đổi việc?
- Lĩnh vực mới yêu cầu điều gì?
- Triển vọng nghề nghiệp khi nhảy việc như thế nào?
- Mục tiêu của bạn cho công việc mới là gì?
Tự trả lời những câu trên để đưa ra quyết định đúng nhất. Chúc bạn gặt hái thật nhiều thành công trên lộ trình mới!
Ban đầu được đăng bởi:Cập nhật tin tức https://quantrinhahang.edu.vn
January 22, 2019 at 10:00AM
Nhận xét
Đăng nhận xét