
Có rất nhiều sự vật, hiện tượng trên đời này những tưởng bạn đã hiểu rất tường tận về chúng, cho đến khi chính tay bạn vén bức màn bí mật để hé lộ ra những bí ẩn phía sau đó. Rượu vang cũng vậy. “Thức uống hàn lâm có cồn” này tưởng chừng chỉ cần biết cách ngửi, cách nếm là đã đủ. Thế nhưng ẩn đằng sau nó là vô vàn sự thật thú vị khác mà hiếm người biết tới.
Có rất nhiều sự vật, hiện tượng trên đời này những tưởng bạn đã hiểu rất tường tận về chúng, cho đến khi chính tay bạn vén bức màn bí mật để hé lộ ra những bí ẩn phía sau đó. Rượu vang cũng vậy. “Thức uống hàn lâm có cồn” này tưởng chừng chỉ cần biết cách ngửi, cách nếm là đã đủ. Thế nhưng ẩn đằng sau nó là vô vàn sự thật thú vị khác mà hiếm người biết tới.
“Ông tổ” rượu nho là ai?
Dionysus - một vị thần trong thần thoại Hy Lạp, vốn là con trai của thần Zeus với công chúa người trần tên Semele, được xem là người đầu tiên phát hiện ra cách chưng cất rượu vang nho. Một ngày nọ, chàng đi hái nho về, cho vào chậu, rồi để ở chân tường. Khi với tay lên lấy đồ trên giá, chàng vô tình giẫm vào chậu nho. Không biết nên làm thế nào, chàng liền bỏ về. Vài ngày sau, chàng trở lại thì ngửi thấy mùi rất thơm toả ra từ chậu nho bị giẫm nát hôm trước. Khi uống nước nho vào thì cảm thấy rất ngon và sảng khoái. Dionysus rất thích và đặt tên cho nó là rượu nho.
Vì sao nói drink to one’s health khi uống rượu?
Câu “Drink to one’s health” được xướng lên khi người ta uống rượu vang, nhằm chúc sức khỏe và hạnh phúc có xuất phát từ Hy Lạp cổ đại. Trước khi mang rượu ra cho khách, chủ quán hoặc người phục vụ có thói quen nhấp môi một tí rượu để đảm bảo không có độc.
Uống rượu vang là “hư hỏng”?
Người Ai Cập cổ cho rằng phụ nữ uống rượu là phóng túng, bừa bãi. Phụ nữ Hy Lạp cổ khi uống rượu sẽ bị khép vào tầng lớp hạ lưu, làm những công việc thấp hèn. Những đạo luật cấm rượu hà khắc được đẩy lên đỉnh điểm vào thời La Mã, khi phụ nữ bị nghiêm cấm chạm vào bình rượu, dù chỉ để phục vụ.
Rượu và Kinh Thánh
Từ “rượu” được đề cập ít nhất là 521 lần trong Kinh Thánh. Trong toàn bộ sách Kinh Thánh, chỉ có sách của Jonah là không đề cập đến nho hoặc rượu.
Cách đặt tên rượu
Các loại rượu vang châu Âu thường được đặt tên theo vị trí địa lý (ví dụ Château Cantenac-Brown), trong khi các loại rượu vang không thuộc châu Âu được đặt tên theo giống nho hoặc theo thương hiệu nhà sản xuất.
Bệnh viện… rượu vang
Vào thời Trung Cổ, ngoài nhà thờ, tu viện thì bệnh viện và trường đại học là hai tổ chức tiêu thụ rượu vang nhiều nhất. Bệnh viện rượu vang thời Trung Cổ nổi tiếng nhất là Hôtel-Dieu de Paris ở Pháp.
Pharaoh “kị” rượu vang đỏ
Các vị hoàng đế thời Ai Cập cổ đại thường tránh uống rượu vang vì họ tin rằng thức uống có cồn màu đỏ là máu của những người đàn ông chống lại các vị thần và thất bại.
Rượu vang gây ung thư
Uống rượu vang quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư đường tiêu hóa và ung thư thực quản.
Vang trắng làm từ nho đỏ
Rượu vang đỏ chỉ được chưng cất từ nho đỏ, nhưng rượu vang trắng lại có thể được chưng cất từ cả nho đỏ và nho trắng.
Đổi vang lấy nô lệ
Rượu vang tạo điều kiện giao thương giữa các nền văn hóa cổ đại và là phương tiện thương mại. Ví dụ người Hy Lạp buôn bán rượu vang để đổi lấy kim loại quý, còn người La Mã buôn bán rượu vang để đổi lấy nô lệ.
Ban đầu được đăng bởi:Cập nhật tin tức https://quantrinhahang.edu.vn
January 20, 2019 at 04:00PM
Nhận xét
Đăng nhận xét