
Khi phỏng vấn, ngồi trước nhà tuyển dụng, vì lo lắng, hồi hộp, đôi khi bạn không làm chủ được “cửa sổ tâm hồn” của mình. Nên nhìn trực diện vào mắt nhà tuyển dụng, hay liếc xuống cà vạt của họ, hay lúi cúi nhìn xuống mặt bàn? Để “đặt mắt” đúng chỗ, hãy cùng học theo một số lời khuyên sau nhé.
Khi phỏng vấn, ngồi trước nhà tuyển dụng, vì lo lắng, hồi hộp, đôi khi bạn không làm chủ được “cửa sổ tâm hồn” của mình. Nên nhìn trực diện vào mắt nhà tuyển dụng, hay liếc xuống cà vạt của họ, hay lúi cúi nhìn xuống mặt bàn? Để “đặt mắt” đúng chỗ, hãy cùng học theo một số lời khuyên sau nhé.
Nhìn lâu, có nên?
Trong giao tiếp, không ai bị thích nhìn trực diện quá lâu. Giao tiếp bằng mắt với nhà tuyển dụng là điều cần thiết, nhưng chỉ nên nhìn vào mắt họ khoảng 5 giây. Cũng có thể giữ mắt nhìn lâu hơn, nhưng đừng nhìn trừng trừng, chằm chằm không chớp mắt, kẻo họ lại nghĩ bạn phát hiện điều gì đó bất thường trên mặt họ.
Chớ nên nhìn chằm chằm nhà tuyển dụng không chớp mắt
Nên nhìn nhà tuyển dụng khi nào?
Khi họ hỏi bạn và khi bạn hỏi họ. Nhìn thẳng sẽ giúp bạn trông tự tin hơn. Tuy nhiên, không nên nhìn vào họ khi họ có chút việc riêng đột ngột. Ví dụ, khi họ có điện thoại hoặc cúi xuống lục túi xách. Rất không nên tò mò dõi mắt theo từng hành động của nhà tuyển dụng. Như thế là bất lịch sự.
Nên nhìn thế nào khi nói?
Khi nói chuyện, nên để mắt giao tiếp một cách tự nhiên và điều độ. Không nên nhướng mày hoặc liếc mắt hướng này, hướng nọ quá nhiều. Đôi mắt bạn nếu di chuyển quá linh hoạt sẽ khiến nhà tuyển dụng mất tập trung. Không nên nhìn vào một điểm duy nhất trên khuôn mặt họ. Thi thoảng có thể hướng nhìn xuống cằm hoặc cà vạt, dừng lại chừng 1 giây rồi lại hướng lên mắt họ.
Đảo mắt quá nhiều sẽ khiến bạn trông láo liên
Làm gì khi nhà tuyển dụng chằm chằm nhìn bạn?
Đây có thể là thói quen của nhà tuyển dụng, hoặc cũng có thể là chiêu trò để nhà tuyển dụng đánh giá mức độ tự tin của bạn. Nếu cảm thấy sợ đôi mắt “nhìn thấu tâm can” đó, bạn có thể ngồi thẳng, mỉm cười tự tin, không nên né tránh ánh nhìn nhà tuyển dụng. Nếu họ cố tình nhìn trừng trừng vào bạn quá lâu, hãy phá tan bầu không khí căng thẳng đó bằng sự hài hước “Mặt tôi có gì đó không ổn sao?”.
Làm gì khi nhà tuyển dụng không để mắt đến bạn?
Trường hợp này tương đối hiếm. Nhưng nên làm gì khi nhà tuyển dụng không nhìn bạn? Nếu nhà tuyển dụng nhất quyết không để mắt đến bạn trong suốt cuộc phỏng vấn, hãy cứ thể hiện hết khả năng của mình. Nhìn thẳng vào họ để họ thấy bạn không dễ bị hạ gục trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Khi nào nên nhìn vu vơ?
Bạn có thể để mắt “lang thang” bên ngoài cửa sổ khi nhà tuyển dụng bận việc riêng hoặc có chuyện gì đó đột ngột xen vào cuộc phỏng vấn khiến nhà tuyển dụng ngưng lại. Ngoài thời điểm này ra thì mọi sự mất tập trung không đúng lúc của bạn đều có thể khiến nhà tuyển dụng nghĩ bạn thiếu nghiêm túc.
Trên đây là một số mẹo giao tiếp bằng mắt khi đối diện nhà tuyển dụng nhà hàng, khách sạn. Hãy thật thông minh khi giao tiếp bằng “cửa sổ tâm hồn” nhé. Chúc bạn dễ dàng lọt vào “mắt xanh” của nhà tuyển dụng hơn khi áp dụng đúng các kỹ năng này.
Ban đầu được đăng bởi:Cập nhật tin tức https://quantrinhahang.edu.vn
October 24, 2018 at 10:00AM
Nhận xét
Đăng nhận xét