Chuyển đến nội dung chính

Bạn Đang Phân Vân Giữa Quản Trị Du Lịch Và Quản Trị Khách Sạn?

Bạn Đang Phân Vân Giữa Quản Trị Du Lịch Và Quản Trị Khách Sạn?

Quản trị du lịch và Quản trị khách sạn là hai ngành học nhận được nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ thời gian gần đây. Tuy nhiên cũng có không ít bạn tỏ ra băn khoăn khi lựa chọn một trong hai ngành này do chưa hiểu rõ đặc điểm của từng ngành. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi nên học Quản trị du lịch hay Quản trị khách sạn.

Quản trị du lịch và Quản trị khách sạn là hai ngành học nhận được nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ thời gian gần đây. Tuy nhiên cũng có không ít bạn tỏ ra băn khoăn khi lựa chọn một trong hai ngành này do chưa hiểu rõ đặc điểm của từng ngành. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi nên học Quản trị du lịch hay Quản trị khách sạn.

Phân biệt giữa Quản trị du lịch và Quản trị khách sạn

Quản trị du lịch là gì?

Khi học ngành Quản trị du lịch (Tourism Management), các bạn sẽ được cung cấp các kiến thức như:

  • Địa lý du lịch, văn hóa
  • Khoa học quản lý, quản trị kinh doanh
  • Tâm lý và tập quán của du khách trong nước và quốc tế
  • Kỹ năng nghiệp vụ về hướng dẫn du lịch
  • Thiết kế tour, quản lý, điều hành tour và quản trị sự kiện du lịch
  • Kỹ năng quản lý, điều hành, giám sát các nghiệp vụ cơ bản trong các đơn vị kinh doanh, du lịch
  • Chiến lược dự án, kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như các chính sách tại cơ quan quản lý nhà nước về du lịch
  • Nghiên cứu độc lập có tính thực tiễn trong du lịch
  • Khoa học giảng dạy về du lịch

nganh quan tri du lich
Ngành Quản trị du lịch tập trung vào kiến thức về văn hóa, địa lí và du lịch

Sau khi tốt nghiệp, các bạn có thể đảm nhận các vị trí như hướng dẫn viên, chuyên viên phụ trách bộ phận Lưu trú, Tiếp thị, Chăm sóc khách hàng, Tổ chức hội nghị – Sự kiện, Quản lí điều hành – Thiết kế tour, chuyên viên tại các Sở, Ban, Ngành về du lịch hoặc tham gia nghiên cứu, giảng dạy về du lịch tại các cơ sở đào tạo, việc nghiên cứu…

Quản trị khách sạn là gì?

Sinh viên theo học ngành Quản trị khách sạn (Hotel Management) sẽ được trang bị những kiến thức chuyên ngành về:

  • Nghiệp vụ khách sạn dựa trên các tiêu chuẩn của ngành
  • Xây dựng kế hoạch kinh doanh khách sạn
  • Vận hành các phương án kinh doanh khách sạn
  • Quản lý hệ thống phòng
  • Quản lý thực phẩm, đồ uống
  • Quản lý nhân sự
  • Tổ chức sự kiện
  • Giải quyết rủi ro

nganh quan tri khach san
Ngành Quản trị khách sạn cung cấp kiến thức và kỹ năng để làm việc tại các khách sạn, resort

Đối với ngành Quản trị khách sạn, sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành học này có thể làm tại các khách sạn, resort, khu du lịch, nghỉ dưỡng, doanh nghiệp, công ty du lịch, lữ hành trên cả nước, khu vui chơi, giải trí, trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề có đào tạo ngành Quản trị khách sạn hay bộ phận Du lịch các Sở, Ban, Ngành…

Nên học Quản trị du lịch hay Quản trị khách sạn?

Quản trị du lịch giữ vai trò chăm lo cho khách hàng khi họ ở ngoài trời, tham quan với các công việc đi kèm như thiết kế tour, chuẩn bị phương tiện đi lại và đảm bảo an toàn cho hành khách trong quá trình tham quan. Trong khi đó, Quản trị khách sạn lại giữ nhiệm vụ săn sóc khách hàng khi họ trở về sau chuyến tham quan ngoài trời với các công việc như bày trí phòng ốc sạch đẹp, chuẩn bị bữa ăn thịnh soạn và dịch vụ dọn phòng mỗi ngày.

Hai ngành này có sự khác biệt về đặc thù công việc. Nếu bạn yêu thích du lịch, mong muốn được trải nghiệm nhiều địa danh mới lạ thì Quản trị du lịch chắc chắn sẽ là sự lựa chọn phù hợp nhất. Còn nếu bạn tỉ mỉ và cẩn thận, yêu thích những công việc mang tính chất chăm sóc con người thì những vị trí sau khi học ngành Quản trị khách sạn sẽ không thể nào thích hợp hơn.

Trên đây là bài viết giúp các bạn trẻ trả lời câu hỏi “Nên học Quản trị du lịch hay Quản trị khách sạn?”. Hy vọng bạn sẽ có cho mình sự lựa chọn đúng đắn nhất.


Ban đầu được đăng bởi:Cập nhật tin tức https://quantrinhahang.edu.vn
October 01, 2018 at 10:00AM

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bảng Dự Toán Chi Phí Mở Nhà Hàng Nên Có Những Gì?

Mở nhà hàng là một “canh bạc lớn”, khả năng sinh lời khổng lồ nhưng xác suất lỗ nặng cũng không hề thấp. Khởi sự nhà hàng cần đến số vốn lớn và sử dụng đồng tiền đó thế nào cho hiệu quả, sinh lời tốt mới là vấn đề đáng quan tâm. Sau đây là những khoản tiền ước tính bạn sẽ phải chi khi kinh doanh nhà hàng. Lưu ý dự toán này chỉ mang tính chất tham khảo, sẽ thay đổi tùy thuộc vào quy mô nhà hàng bạn muốn mở. Mở nhà hàng là một “canh bạc lớn”, khả năng sinh lời khổng lồ nhưng xác suất lỗ nặng cũng không hề thấp. Khởi sự nhà hàng cần đến số vốn lớn và sử dụng đồng tiền đó thế nào cho hiệu quả, sinh lời tốt mới là vấn đề đáng quan tâm. Sau đây là những khoản tiền ước tính bạn sẽ phải chi khi kinh doanh nhà hàng. Lưu ý dự toán này chỉ mang tính chất tham khảo, sẽ thay đổi tùy thuộc vào quy mô nhà hàng bạn muốn mở. Chi phí mặt bằng Giá thuê m...

Chứng Chỉ Nghề - Giấy Thông Hành Trong Ngành Nhà Hàng Khách Sạn

Suốt nhiều năm qua, ngành Nhà hàng Khách sạn vẫn luôn duy trì sức ảnh hưởng và giữ vững vị thế nghề thời thượng trong xã hội hiện đại. Mỗi năm, ngành đều đặn thu hút hàng nghìn bạn trẻ theo học, thế nhưng con số nhân sự trụ lại và thành công trong nghề lại không thật sự khả quan. Mấu chốt vấn đề thực chất nằm ở đâu? Suốt nhiều năm qua, ngành Nhà hàng Khách sạn vẫn luôn duy trì sức ảnh hưởng và giữ vững vị thế nghề thời thượng trong xã hội hiện đại. Mỗi năm, ngành đều đặn thu hút hàng nghìn bạn trẻ theo học, thế nhưng con số nhân sự trụ lại và thành công trong nghề lại không thật sự khả quan. Mấu chốt vấn đề thực chất nằm ở đâu? Yếu nghiệp vụ - Thực trạng nổi cộm ngành Nhà hàng Khách sạn Chưa bao giờ ngành Nhà hàng Khách sạn nước ta lại rơi vào tình trạng khát nhân sự vì lí do yếu kém nghiệp vụ đến vậy. Theo thống kê từ Jobstreet, có đến 53% nhân sự trong ngành không có bằng cấp chuyên ngành và không được đào tạo bài bản, 78% cảm thấy nghiệp vụ học được chưa đủ để làm nghề và ...

Tình Huống Phỏng Vấn Tiếng Anh Xin Việc Tại Khách Sạn

Làm thế nào để gây ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng là điều không dễ, nhất là trong vòng phỏng vấn tiếng Anh. Chỉ biết từ vựng thôi chưa đủ, bạn phải biết cách diễn đạt câu chữ sao cho thật thuyết phục nữa. Sau đây là hai đoạn phỏng vấn xin việc ngắn bằng tiếng Anh mà Quantrinhahang muốn giới thiệu đến bạn, giúp bạn mường tượng cách trả lời sao cho hiệu quả. Làm thế nào để gây ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng là điều không dễ, nhất là trong vòng phỏng vấn tiếng Anh. Chỉ biết từ vựng thôi chưa đủ, bạn phải biết cách diễn đạt câu chữ sao cho thật thuyết phục nữa. Sau đây là hai đoạn phỏng vấn xin việc ngắn bằng tiếng Anh mà Quantrinhahang muốn giới thiệu đến bạn, giúp bạn mường tượng cách trả lời sao cho hiệu quả. Tình huống 1 Ms Lewis, welcome. I’m in charge of interview applicants for the job – Chào em, Lewis. Chị là ngưởi chịu trách nhiệm phỏng vấn ứ...