Chuyển đến nội dung chính

Paymaster Accountant – Muốn Phát Lương, Phải Thông Qua Nhân Vật Quyền Lực Này

Paymaster Accountant – Muốn Phát Lương, Phải Thông Qua Nhân Vật Quyền Lực Này

Paymaster accountant là vị trí không thể thiếu trong bộ phận Kế toán của các nhà hàng, khách sạn. Nếu không có vị trí này, vấn đề lương cho nhân sự sẽ gặp rắc rối vô cùng lớn. Người này là ai và sẽ đảm nhận những hạng mục quan trọng gì trong nhà hàng, khách sạn? Hãy cùng Quantrinhahang.edu.vn tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây.

Paymaster accountant là vị trí không thể thiếu trong bộ phận Kế toán của các nhà hàng, khách sạn. Nếu không có vị trí này, vấn đề lương cho nhân sự sẽ gặp rắc rối vô cùng lớn. Người này là ai và sẽ đảm nhận những hạng mục quan trọng gì trong nhà hàng, khách sạn? Hãy cùng Quantrinhahang.edu.vn tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây.

Paymaster accountant là gì?

Paymaster accountant là vị trí kế toán tiền lương thuộc bộ phận Kế toán của các nhà hàng, khách sạn. Người đảm nhận vị trí này sẽ chịu trách nhiệm hạch toán tiền lương dựa vào các yếu tố: bảng chấm công, chấm tăng ca, bảng theo dõi công tác, phiếu làm thêm giờ, hợp đồng lao động, hợp đồng khoán (nếu có), bảng kê chi tiết phụ cấp… để lập bảng tính lương và thang tính lương.

paymaster accountant
Paymaster accountant có nhiệm vụ tính toán tiền lương của nhân sự nhà hàng, khách sạn

Sau đó, họ sẽ thanh toán lương cùng các chế độ bảo hiểm xã hội cho toàn bộ nhân viên. Ngoài ra, kế toán tiền lương còn phải đảm bảo cân bằng chi phí cho doanh nghiệp.

Công việc của nhân viên paymaster accountant

Chấm công hàng ngày, quản lý và theo dõi việc chấm công của nhân viên

  • Lập các bảng chấm công theo quy định hoặc theo mẫu có sẵn của doanh nghiệp
  • Hàng ngày quản lý, theo dõi để đảm bảo việc chấm công của nhân viên được thực hiện đầy đủ, chính xác
  • Ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ tình hình hiện có và sự biến động cả về số lượng lẫn chất lượng lao động, tình hình sử dụng lao động, kết quả lao động và thời gian kết thúc lao động cho cấp trên hoặc ghi vào sổ sách để hạch toán lương cho chính xác

Quản lý việc tạm ứng lương của nhân viên

  • Xây dựng các mức cho phép tạm ứng lương cho nhân viên theo % lương tháng hoặc theo giá trị tiền riêng của từng nhân viên
  • Lập các bảng tạm ứng lương, phiếu tạm ứng lương theo quy định hoặc theo mẫu sẵn có
  • Tiếp nhận thông tin tạm ứng và giải quyết tạm ứng lương cho nhân viên theo yêu cầu
  • Quản lý thông tin về các đợt tạm ứng lương trong tháng của từng nhân viên và của toàn doanh nghiệp

Công việc của paymaster accountant
Công việc của paymaster accountant đòi hỏi tính chính xác tuyệt đối

Quản lý kỳ lương chính

  • Xây dựng kỳ tính lương theo các chỉ tiêu như loại lương, cách tính giờ làm, ngày bắt đầu - kết thúc kỳ lương
  • Tính các khoản thu nhập hay giảm trừ lương cuối kỳ cho nhân viên
  • Hạch toán tiền lương, tính lương và các khoản trích theo lương
  • Xây dựng thang bảng lương chi tiết cho từng nhân viên căn cứ vào thông tin lương nhân viên, thông tin kỳ lương và bảng chấm công
  • Kiểm tra lại toàn bộ giấy tờ liên quan đến việc nghỉ, các chế độ của nhân viên khớp với bảng chấm công
  • Định kỳ thực hiện nhiệm vụ tính lương cho nhân viên dựa trên bảng chấm công, các khoản thưởng, trợ cấp phụ cấp, các khoản khấu trừ (BHXH, thuế TNCN,… nếu có) theo quy định
  • Đưa bảng tính các đợt tạm ứng lương trong tháng vào bảng lương cuối kỳ để ra mức lương thực lãnh cho từng nhân viên
  • Hoàn thiện bảng lương và chuyển cho Kế toán trưởng, Giám đốc ký duyệt đúng hạn
  • Quản lý các khoản thu nhập khác ngoài lương để quyết toán thuế TNCN cuối năm
  • Định kỳ thực hiện thanh toán lương kịp thời và chính xác cho nhân viên theo quy định
  • Tính toán và phân bổ chính xác, đúng đối tượng các các khoản tiền lương, các khoản trích BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn

Trên đây là bài viết tìm hiểu về công việc của paymaster accountant tại các nhà hàng, khách sạn. Hãy thường xuyên cập nhật Quantrinhahang.edu.vn để biết thêm những thông tin thú vị khác nhé!


Ban đầu được đăng bởi:Cập nhật tin tức https://quantrinhahang.edu.vn
August 28, 2018 at 10:00AM

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bảng Dự Toán Chi Phí Mở Nhà Hàng Nên Có Những Gì?

Mở nhà hàng là một “canh bạc lớn”, khả năng sinh lời khổng lồ nhưng xác suất lỗ nặng cũng không hề thấp. Khởi sự nhà hàng cần đến số vốn lớn và sử dụng đồng tiền đó thế nào cho hiệu quả, sinh lời tốt mới là vấn đề đáng quan tâm. Sau đây là những khoản tiền ước tính bạn sẽ phải chi khi kinh doanh nhà hàng. Lưu ý dự toán này chỉ mang tính chất tham khảo, sẽ thay đổi tùy thuộc vào quy mô nhà hàng bạn muốn mở. Mở nhà hàng là một “canh bạc lớn”, khả năng sinh lời khổng lồ nhưng xác suất lỗ nặng cũng không hề thấp. Khởi sự nhà hàng cần đến số vốn lớn và sử dụng đồng tiền đó thế nào cho hiệu quả, sinh lời tốt mới là vấn đề đáng quan tâm. Sau đây là những khoản tiền ước tính bạn sẽ phải chi khi kinh doanh nhà hàng. Lưu ý dự toán này chỉ mang tính chất tham khảo, sẽ thay đổi tùy thuộc vào quy mô nhà hàng bạn muốn mở. Chi phí mặt bằng Giá thuê m...

Chứng Chỉ Nghề - Giấy Thông Hành Trong Ngành Nhà Hàng Khách Sạn

Suốt nhiều năm qua, ngành Nhà hàng Khách sạn vẫn luôn duy trì sức ảnh hưởng và giữ vững vị thế nghề thời thượng trong xã hội hiện đại. Mỗi năm, ngành đều đặn thu hút hàng nghìn bạn trẻ theo học, thế nhưng con số nhân sự trụ lại và thành công trong nghề lại không thật sự khả quan. Mấu chốt vấn đề thực chất nằm ở đâu? Suốt nhiều năm qua, ngành Nhà hàng Khách sạn vẫn luôn duy trì sức ảnh hưởng và giữ vững vị thế nghề thời thượng trong xã hội hiện đại. Mỗi năm, ngành đều đặn thu hút hàng nghìn bạn trẻ theo học, thế nhưng con số nhân sự trụ lại và thành công trong nghề lại không thật sự khả quan. Mấu chốt vấn đề thực chất nằm ở đâu? Yếu nghiệp vụ - Thực trạng nổi cộm ngành Nhà hàng Khách sạn Chưa bao giờ ngành Nhà hàng Khách sạn nước ta lại rơi vào tình trạng khát nhân sự vì lí do yếu kém nghiệp vụ đến vậy. Theo thống kê từ Jobstreet, có đến 53% nhân sự trong ngành không có bằng cấp chuyên ngành và không được đào tạo bài bản, 78% cảm thấy nghiệp vụ học được chưa đủ để làm nghề và ...

Tình Huống Phỏng Vấn Tiếng Anh Xin Việc Tại Khách Sạn

Làm thế nào để gây ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng là điều không dễ, nhất là trong vòng phỏng vấn tiếng Anh. Chỉ biết từ vựng thôi chưa đủ, bạn phải biết cách diễn đạt câu chữ sao cho thật thuyết phục nữa. Sau đây là hai đoạn phỏng vấn xin việc ngắn bằng tiếng Anh mà Quantrinhahang muốn giới thiệu đến bạn, giúp bạn mường tượng cách trả lời sao cho hiệu quả. Làm thế nào để gây ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng là điều không dễ, nhất là trong vòng phỏng vấn tiếng Anh. Chỉ biết từ vựng thôi chưa đủ, bạn phải biết cách diễn đạt câu chữ sao cho thật thuyết phục nữa. Sau đây là hai đoạn phỏng vấn xin việc ngắn bằng tiếng Anh mà Quantrinhahang muốn giới thiệu đến bạn, giúp bạn mường tượng cách trả lời sao cho hiệu quả. Tình huống 1 Ms Lewis, welcome. I’m in charge of interview applicants for the job – Chào em, Lewis. Chị là ngưởi chịu trách nhiệm phỏng vấn ứ...