Chuyển đến nội dung chính

Lựa Chọn Đồng Phục Nhân Viên Nhà Hàng Sao Cho Đúng Chuẩn?

Lựa Chọn Đồng Phục Nhân Viên Nhà Hàng Sao Cho Đúng Chuẩn?

Hầu hết các nhà hàng hiện nay đều thiết kế đồng phục cho nhân viên từng bộ phận nhằm tạo nên tính đồng bộ. Đồng thời, điều này còn gia tăng tính chuyên nghiệp và khả năng nhận diện thương hiệu. Tuy nhiên, nhà hàng bao gồm rất nhiều bộ phận. Mỗi bộ phận có đặc thù công việc khác nhau nên đồng phục cũng phải linh hoạt lựa chọn.

Hầu hết các nhà hàng hiện nay đều thiết kế đồng phục cho nhân viên từng bộ phận nhằm tạo nên tính đồng bộ. Đồng thời, điều này còn gia tăng tính chuyên nghiệp và khả năng nhận diện thương hiệu. Tuy nhiên, nhà hàng bao gồm rất nhiều bộ phận. Mỗi bộ phận có đặc thù công việc khác nhau nên đồng phục cũng phải linh hoạt lựa chọn.

Đồng phục Phục vụ

Phục vụ là bộ phận có số lượng đông nhất nhà hàng nên đồng phục cũng cần được chú trọng để tạo nên tính đồng bộ tuyệt đối. Đây cũng là bộ phận hoạt động nhiều nhất nên khi lựa chọn đồng phục, quản lý cần đặt tiêu chí thoải mái, năng động lên hàng đầu.

Đồng phục Phục vụ

 

Đồng thời, chất lượng vải cũng phải chú trọng đặc biệt, co giãn và thấm hút tốt (tốt nhất là kate hay vải cotton 100%). Màu sắc đồng phục nên chọn những màu nổi bật (đỏ đô, cam, xanh, đen, xanh đậm…) và thiết kế ấn tượng để khách hàng dễ dàng nhận diện.

Đồng phục Lễ tân

Lễ tân là người đầu tiên tiếp xúc với khách hàng khi đến nhà hàng nên đồng phục của bộ phận này cần được chú trọng trong việc thiết kế. Đồng phục lễ tân phải đảm bảo thiết kế đẹp, sang trọng, lịch sự và thể hiện đúng phong cách ẩm thực của nhà hàng.

Đồng phục Lễ tân

Thông thường, các nhà hàng Việt Nam sẽ chọn áo dài truyền thống cho nhân viên lễ tân bởi vẻ đẹp duyên dáng và thanh lịch. Tuy nhiên, để phù hợp hơn với sự năng động và linh hoạt trong môi trường dịch vụ cũng như phong cách ẩm thực, nhiều nhà hàng đã biến tấu và lựa chọn mặc các trang phục phù hợp hơn như áo dài cách tân hay áo sơ mi cùng chân váy vest.

Đồng phục Bếp

Tuy bộ phận Bếp không thường xuyên tiếp xúc với khách hàng nhưng đây lại chính là bộ phận bắt buộc phải có đồng phục riêng trong quá trình làm việc. Đồng phục bếp không chỉ tạo nên sự đồng bộ và chuyên nghiệp mà còn có tác dụng “bảo hộ” cho đầu bếp. Họ sẽ tránh được một số tai nạn từ dầu mỡ, lửa, khói…

Đồng phục Bếp

 

Bộ đồng phục bếp đúng chuẩn phải đảm bảo:

  • Đồng phục bao gồm quần áo màu trắng, có hàng nút đôi, ống tay rộng dài
  • Vải phải là kaki cotton, chất vải dày, thấm hút tốt và có tác dụng cách nhiệt cao nhưng vẫn đảm bảo thoáng mát, giúp người đầu bếp dễ thao tác và di chuyển trong khu vực bếp chật hẹp
  • Những vật dụng được trang bị thêm bao gồm tạp dề (giúp bảo vệ bộ đồng phục khỏi các vết bẩn), mũ đầu bếp (ngăn tóc rụng giúp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình nấu ăn), găng tay…

Đồng phục Bar

Nhân viên pha chế làm việc tại quầy Bar có nhiệm vụ pha chế và phục vụ đồ uống cho khách hàng. Đồng phục của nhân viên trong bộ phận này thường dựa vào phong cách chung của quầy bar, chú trọng về kiểu dáng, thiết kế và màu sắc phù hợp với không gian.

Đồng phục Bar

 

Bên cạnh đó, đồng phục cũng phải thể hiện sự chỉn chu, thoải mái và đáp ứng tốt các tiêu chí như thấm hút tốt, dễ thao tác tay và dễ di chuyển lấy nguyên vật liệu. Thông thường, đồng phục bar chuẩn sẽ là áo sơ mi (trắng) kết hợp với áo ghile (đen/ đỏ), nơ cài cổ/ caravat và tạp dề (nếu có).

Đồng phục Tạp vụ

Bộ phận Tạp vụ nhà hàng cũng cần có đồng phục để phân biệt rõ ràng. Đồng phục của bộ phận này không cần quá cầu kỳ, chỉ cần đơn giản, thoải mái và dễ dàng hoạt động tay chân là được. Màu sắc phù hợp nhất là những gam màu tối để hạn chế dính bẩn trong quá trình dọn vệ sinh.

Xem thêm: Tiêu chuẩn thiết kế đồng phục NHKS năm 2018


Ban đầu được đăng bởi:Cập nhật tin tức https://quantrinhahang.edu.vn
August 26, 2018 at 04:00PM

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bảng Dự Toán Chi Phí Mở Nhà Hàng Nên Có Những Gì?

Mở nhà hàng là một “canh bạc lớn”, khả năng sinh lời khổng lồ nhưng xác suất lỗ nặng cũng không hề thấp. Khởi sự nhà hàng cần đến số vốn lớn và sử dụng đồng tiền đó thế nào cho hiệu quả, sinh lời tốt mới là vấn đề đáng quan tâm. Sau đây là những khoản tiền ước tính bạn sẽ phải chi khi kinh doanh nhà hàng. Lưu ý dự toán này chỉ mang tính chất tham khảo, sẽ thay đổi tùy thuộc vào quy mô nhà hàng bạn muốn mở. Mở nhà hàng là một “canh bạc lớn”, khả năng sinh lời khổng lồ nhưng xác suất lỗ nặng cũng không hề thấp. Khởi sự nhà hàng cần đến số vốn lớn và sử dụng đồng tiền đó thế nào cho hiệu quả, sinh lời tốt mới là vấn đề đáng quan tâm. Sau đây là những khoản tiền ước tính bạn sẽ phải chi khi kinh doanh nhà hàng. Lưu ý dự toán này chỉ mang tính chất tham khảo, sẽ thay đổi tùy thuộc vào quy mô nhà hàng bạn muốn mở. Chi phí mặt bằng Giá thuê m...

Chứng Chỉ Nghề - Giấy Thông Hành Trong Ngành Nhà Hàng Khách Sạn

Suốt nhiều năm qua, ngành Nhà hàng Khách sạn vẫn luôn duy trì sức ảnh hưởng và giữ vững vị thế nghề thời thượng trong xã hội hiện đại. Mỗi năm, ngành đều đặn thu hút hàng nghìn bạn trẻ theo học, thế nhưng con số nhân sự trụ lại và thành công trong nghề lại không thật sự khả quan. Mấu chốt vấn đề thực chất nằm ở đâu? Suốt nhiều năm qua, ngành Nhà hàng Khách sạn vẫn luôn duy trì sức ảnh hưởng và giữ vững vị thế nghề thời thượng trong xã hội hiện đại. Mỗi năm, ngành đều đặn thu hút hàng nghìn bạn trẻ theo học, thế nhưng con số nhân sự trụ lại và thành công trong nghề lại không thật sự khả quan. Mấu chốt vấn đề thực chất nằm ở đâu? Yếu nghiệp vụ - Thực trạng nổi cộm ngành Nhà hàng Khách sạn Chưa bao giờ ngành Nhà hàng Khách sạn nước ta lại rơi vào tình trạng khát nhân sự vì lí do yếu kém nghiệp vụ đến vậy. Theo thống kê từ Jobstreet, có đến 53% nhân sự trong ngành không có bằng cấp chuyên ngành và không được đào tạo bài bản, 78% cảm thấy nghiệp vụ học được chưa đủ để làm nghề và ...

Tình Huống Phỏng Vấn Tiếng Anh Xin Việc Tại Khách Sạn

Làm thế nào để gây ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng là điều không dễ, nhất là trong vòng phỏng vấn tiếng Anh. Chỉ biết từ vựng thôi chưa đủ, bạn phải biết cách diễn đạt câu chữ sao cho thật thuyết phục nữa. Sau đây là hai đoạn phỏng vấn xin việc ngắn bằng tiếng Anh mà Quantrinhahang muốn giới thiệu đến bạn, giúp bạn mường tượng cách trả lời sao cho hiệu quả. Làm thế nào để gây ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng là điều không dễ, nhất là trong vòng phỏng vấn tiếng Anh. Chỉ biết từ vựng thôi chưa đủ, bạn phải biết cách diễn đạt câu chữ sao cho thật thuyết phục nữa. Sau đây là hai đoạn phỏng vấn xin việc ngắn bằng tiếng Anh mà Quantrinhahang muốn giới thiệu đến bạn, giúp bạn mường tượng cách trả lời sao cho hiệu quả. Tình huống 1 Ms Lewis, welcome. I’m in charge of interview applicants for the job – Chào em, Lewis. Chị là ngưởi chịu trách nhiệm phỏng vấn ứ...