
Bạn rời khỏi nơi phỏng vấn trong tâm thế vô cùng tự tin là mình đã làm rất tốt. Một tuần sau, nhận email báo trượt, dù trước đó bạn có sự chuẩn bị quá kỹ càng. Bạn bàng hoàng chẳng biết vì sao, cố gắng liệt kê hết tất cả những nguyên do có thể. Hãy nghĩ kỹ lại, phải chăng khi đi phỏng vấn, bạn đã mắc một trong ba sai lầm dưới đây mà không hề hay biết?
Bạn rời khỏi nơi phỏng vấn trong tâm thế vô cùng tự tin là mình đã làm rất tốt. Một tuần sau, nhận email báo trượt, dù trước đó bạn có sự chuẩn bị quá kỹ càng. Bạn bàng hoàng chẳng biết vì sao, cố gắng liệt kê hết tất cả những nguyên do có thể. Hãy nghĩ kỹ lại, phải chăng khi đi phỏng vấn, bạn đã mắc một trong ba sai lầm dưới đây mà không hề hay biết?
Rớt vì… trả lời quá tốt
Trước ngày phỏng vấn, bạn dành thời gian lên mạng tìm kiếm những câu phỏng vấn nhà tuyển dụng hay hỏi, gợi ý cách trả lời hay nhất và học thuộc theo. Kết quả là khi phỏng vấn, từ câu hỏi đơn giản cho đến phức tạp, bạn đều trả lời răm rắp, rành mạch. Nhưng trớ trêu thay, nhà tuyển dụng lại dễ dàng “bắt bài” đó là những câu trả lời khuôn mẫu trên các web tuyển dụng và bạn chỉ “trả bài” như một con robot được lập trình sẵn.
Nhà tuyển dụng cần sự chân thành và tự nhiên trong câu trả lời
Đừng quên rằng cái mà nhà tuyển dụng cần là sự chân thật và trải nghiệm của chính bạn được lồng ghép vào câu trả lời, chứ không vay mượn từ trang web nhân sự nào cả.
Rớt vì… sử dụng Facebook
Có thể bạn không lường trước được điều này, nhưng sự thật là nhiều nhà tuyển dụng sẽ đánh giá con người bạn thông qua cách bạn sử dụng mạng xã hội. Mặc dù mạng xã hội không phản ánh 100% nhưng phần nào “bóc trần” được con người bạn thông qua những trang bạn like, những người bạn follow, cách bạn comment… hay thậm chí bức hình selfie , vài dòng status ngẫu hứng chia sẻ về quan điểm chính trị, cuộc sống nào đó.
Nhà tuyển dụng có thể đánh giá bạn dựa trên cách bạn thể hiện trên mạng xã hội
Mọi cú click của bạn trên Facebook, Instagram, Twitter… đều phần nào “bóc mẽ” con người bạn và trở thành công cụ quay ngược lại “tấn công” bạn. Nhà tuyển dụng e ngại rằng nếu bạn quá thẳng thừng bày tỏ quan điểm, nhỡ đâu khi bạn bất mãn với họ, bạn vạch tội, công kích khách sạn trên Facebook thì sao? Họ phải dè dặt điều này.
Rớt vì… nhà tuyển dụng không hiểu bạn
Nhà tuyển dụng chỉ tiếp xúc với bạn qua 1, 2 lần phỏng vấn ngắn ngủi. Họ không có đủ thời gian để quan sát, chiêm nghiệm để đưa ra đánh giá đúng chính xác 100% về con người bạn. Họ không có đủ cơ hội để khám phá mọi tính cách tiềm ẩn trong con người bạn. Do đó, ngay từ đầu, họ muốn chắc chắn rằng bạn là lựa chọn phù hợp nhất.
Suy nghĩ chủ quan của nhà tuyển dụng cũng có thể đánh trượt bạn
Có thể năng lực bạn giỏi nhưng trong mắt nhà tuyển dụng, tính cách bạn chưa phù hợp với văn hóa doanh nghiệp. Bạn giỏi nghiệp vụ, điều đó không bàn cãi, nhưng nhà tuyển dụng không thể đánh giá chính xác tính cách bạn ngày một, ngày hai. Vì thế, họ có thể đánh rớt “nhân tài” mà không biết. Hãy cố gắng tìm hiểu văn hóa doanh nghiệp và chứng tỏ rằng bạn thật sự thích hợp trong lần tiếp xúc đầu tiên với họ.
Thế đó, đôi khi chúng ta rớt phỏng vấn vì vài lí do hết sức ba chấm. Nhìn chung, khả năng bạn có được nhận hay không còn tùy thuộc vào cái duyên giữa bạn và doanh nghiệp đó nữa. Việc bạn cần làm vẫn là có sự chuẩn bị nghiêm túc nhất cho buổi phỏng vấn và tự tin thể hiện chính mình. Chỉ cần thế là bạn đã thành công bước đầu rồi đấy.
Xem thêm: Bạn trẻ thường mắc sai lầm gì khi đi phỏng vấn khách sạn?
Ban đầu được đăng bởi:Cập nhật tin tức https://quantrinhahang.edu.vn
July 31, 2018 at 04:23PM
Nhận xét
Đăng nhận xét