Chuyển đến nội dung chính

Nhảy Việc Ngành Nhà Hàng Khách Sạn – Lợi Bất Cập Hại?

Nhảy Việc Ngành Nhà Hàng Khách Sạn – Lợi Bất Cập Hại?

Nhảy việc là một hiện tượng phổ biến của giới trẻ hiện nay. Nhất là đối với ngành Nhà hàng – Khách sạn thì mức độ nhảy việc của nhân sự trẻ lại càng nhiều. Hiện tượng này xuất phát từ nhiều lý do và dẫn đến kết quả tích cực lẫn tiêu cực cho các bạn trẻ. Chúng ta hãy cùng nhau phân tích lợi – hại của chuyện nhảy việc nhé.

Nhảy việc là một hiện tượng phổ biến của giới trẻ hiện nay. Nhất là đối với ngành Nhà hàng – Khách sạn thì mức độ nhảy việc của nhân sự trẻ lại càng nhiều. Hiện tượng này xuất phát từ nhiều lý do và dẫn đến kết quả tích cực lẫn tiêu cực cho các bạn trẻ. Chúng ta hãy cùng nhau phân tích lợi – hại của chuyện nhảy việc nhé.

Nguyên nhân nhảy việc là vì đâu?

Nguyên nhân xuất phát từ nhân viên

  • Nhận được lời mời làm việc cho một đơn vị khác với mức lương, chế độ đãi ngộ tốt hơn
  • Tìm kiếm môi trường có nhiều cơ hội để học hỏi, thăng tiến hơn
  • Bất mãn với quản lý cấp trên, mâu thuẫn với đồng nghiệp
  • Vi phạm nghiệm trọng quy định của khách sạn
  • Nhảy việc theo trào lưu

nguyên nhân nhảy việc nhà hàng khách sạn
Nhảy việc bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân xảy ra trong quá trình làm việc

Nguyên nhân đến từ doanh nghiệp

  • Mức lương chi trả thấp hơn mặt bằng chung của thị trường
  • Chính sách đãi ngộ không thỏa đáng: không thực hiện đúng chính sách đãi ngộ như đã thỏa thuận (nhân viên không được hưởng lương tháng 13, không cho nhân viên hưởng service charge, không tổ chức cho nhân viên đi du lịch hàng năm…)
  • Chính sách lương thưởng thiếu công bằng: người làm ít hưởng nhiều, người làm nhiều hưởng ít…
  • Không tạo điều kiện, cơ hội cho những nhân viên có năng lực, tiềm năng được thăng tiến
  • Quản lý chèn ép, hạch sách nhân viên…

Lợi và hại khi nhân sự nhà hàng, khách sạn quyết định nhảy việc

Làm việc trong ngành Nhà hàng – Khách sạn sau một thời gian, nếu bạn nhận ra chính sách hoặc điều kiện của doanh nghiệp không phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp và năng lực thực tế của bản thân thì hoàn toàn có thể suy nghĩ đến việc tìm kiếm một công việc mới.

Nhảy việc sẽ giúp bạn có thể chủ động trong việc lựa chọn mức lương cao hơn cùng chế độ đãi ngộ cũng như môi trường làm việc tốt hơn. Đồng thời, sự hứng thú với công việc cũng sẽ được khơi dậy sau quãng thời gian dài cống hiến mà không gặt hái được kết quả như ý. Bạn hoàn toàn có thể nắm bắt cơ hội phát triển bản thân và tìm kiếm sự thăng tiến trong tương lai khi thay đổi một công việc mới phù hợp với năng lực bản thân.

cần cân nhắc kỹ lưỡng khi nghie việc
Nhân sự trước khi quyết định nhảy việc cần cân nhắc kỹ lưỡng

Tuy nhiên, “nhảy việc” nếu không đúng thời điểm và không có mục đích rõ ràng sẽ khiến bạn sẽ gặp phải những hệ quả khôn lường trước như sau đây:

1. Môi trường làm việc mới không tốt bằng nơi cũ: Mức lương nhà hàng, khách sạn mới có thể cao hơn một chút nhưng áp lực công việc nặng nề hơn. Bạn dễ dàng rơi vào trạng thái stress, tinh thần làm việc không thoải mái…

2. Khó khăn tài chính trong thời gian đợi việc mới: Sau khi nghỉ việc, không phải ai cũng có thể kiếm ngay cho mình một công việc mới như mong đợi. Thời gian chờ việc có thể kéo dài đến vài tháng, thậm chí 1 năm. Tài chính là vấn đề bạn cần cân nhắc trước khi quyết định nhảy việc để đảm bảo không phải “thắt lưng buộc bụng” trong chi tiêu, ăn uống…

3. Bất lợi về chế độ bảo hiểm xã hội: Nếu bạn đang tham gia bảo hiểm xã hội nhưng lại xin nghỉ việc với lý do được bộ phận Nhân sự đánh giá là “không chính đáng”, nhiều khả năng bạn sẽ bị thiệt thòi các chế độ bảo hiểm xã hội do không được giải quyết hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp thất nghiệp…

4. “Mất điểm” CV xin việc: Hầu hết các nhà tuyển dụng Nhà hàng – Khách sạn không có ấn tượng tốt với ứng viên nhảy việc liên tục trong thời gian ngắn. Họ luôn muốn chọn những ứng viên có lòng trung thành cao và định hướng làm việc lâu dài. Do đó, “nhảy việc” sẽ khiến bạn nhận được những đánh giá không mấy tích cực đến từ nhà tuyển dụng khi nhìn vào CV.

Nhảy việc không phải là quyết định tiêu cực nhưng cũng hoàn toàn tích cực đối với nhân sự ngành Nhà hàng – Khách sạn. Quan trọng nhất vẫn là định hướng đúng đắn của mỗi cá nhân để biết vị trí như thế nào mới thực sự phù hợp với năng lực của bản thân và thời điểm nào thích hợp để chuyển đổi một công việc mới.


Ban đầu được đăng bởi:Cập nhật tin tức https://quantrinhahang.edu.vn
July 29, 2018 at 04:15PM

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bảng Dự Toán Chi Phí Mở Nhà Hàng Nên Có Những Gì?

Mở nhà hàng là một “canh bạc lớn”, khả năng sinh lời khổng lồ nhưng xác suất lỗ nặng cũng không hề thấp. Khởi sự nhà hàng cần đến số vốn lớn và sử dụng đồng tiền đó thế nào cho hiệu quả, sinh lời tốt mới là vấn đề đáng quan tâm. Sau đây là những khoản tiền ước tính bạn sẽ phải chi khi kinh doanh nhà hàng. Lưu ý dự toán này chỉ mang tính chất tham khảo, sẽ thay đổi tùy thuộc vào quy mô nhà hàng bạn muốn mở. Mở nhà hàng là một “canh bạc lớn”, khả năng sinh lời khổng lồ nhưng xác suất lỗ nặng cũng không hề thấp. Khởi sự nhà hàng cần đến số vốn lớn và sử dụng đồng tiền đó thế nào cho hiệu quả, sinh lời tốt mới là vấn đề đáng quan tâm. Sau đây là những khoản tiền ước tính bạn sẽ phải chi khi kinh doanh nhà hàng. Lưu ý dự toán này chỉ mang tính chất tham khảo, sẽ thay đổi tùy thuộc vào quy mô nhà hàng bạn muốn mở. Chi phí mặt bằng Giá thuê m...

Chứng Chỉ Nghề - Giấy Thông Hành Trong Ngành Nhà Hàng Khách Sạn

Suốt nhiều năm qua, ngành Nhà hàng Khách sạn vẫn luôn duy trì sức ảnh hưởng và giữ vững vị thế nghề thời thượng trong xã hội hiện đại. Mỗi năm, ngành đều đặn thu hút hàng nghìn bạn trẻ theo học, thế nhưng con số nhân sự trụ lại và thành công trong nghề lại không thật sự khả quan. Mấu chốt vấn đề thực chất nằm ở đâu? Suốt nhiều năm qua, ngành Nhà hàng Khách sạn vẫn luôn duy trì sức ảnh hưởng và giữ vững vị thế nghề thời thượng trong xã hội hiện đại. Mỗi năm, ngành đều đặn thu hút hàng nghìn bạn trẻ theo học, thế nhưng con số nhân sự trụ lại và thành công trong nghề lại không thật sự khả quan. Mấu chốt vấn đề thực chất nằm ở đâu? Yếu nghiệp vụ - Thực trạng nổi cộm ngành Nhà hàng Khách sạn Chưa bao giờ ngành Nhà hàng Khách sạn nước ta lại rơi vào tình trạng khát nhân sự vì lí do yếu kém nghiệp vụ đến vậy. Theo thống kê từ Jobstreet, có đến 53% nhân sự trong ngành không có bằng cấp chuyên ngành và không được đào tạo bài bản, 78% cảm thấy nghiệp vụ học được chưa đủ để làm nghề và ...

Tình Huống Phỏng Vấn Tiếng Anh Xin Việc Tại Khách Sạn

Làm thế nào để gây ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng là điều không dễ, nhất là trong vòng phỏng vấn tiếng Anh. Chỉ biết từ vựng thôi chưa đủ, bạn phải biết cách diễn đạt câu chữ sao cho thật thuyết phục nữa. Sau đây là hai đoạn phỏng vấn xin việc ngắn bằng tiếng Anh mà Quantrinhahang muốn giới thiệu đến bạn, giúp bạn mường tượng cách trả lời sao cho hiệu quả. Làm thế nào để gây ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng là điều không dễ, nhất là trong vòng phỏng vấn tiếng Anh. Chỉ biết từ vựng thôi chưa đủ, bạn phải biết cách diễn đạt câu chữ sao cho thật thuyết phục nữa. Sau đây là hai đoạn phỏng vấn xin việc ngắn bằng tiếng Anh mà Quantrinhahang muốn giới thiệu đến bạn, giúp bạn mường tượng cách trả lời sao cho hiệu quả. Tình huống 1 Ms Lewis, welcome. I’m in charge of interview applicants for the job – Chào em, Lewis. Chị là ngưởi chịu trách nhiệm phỏng vấn ứ...