
Khi đi phỏng vấn xin việc ngành Nhà hàng Khách sạn, nếu bạn nghĩ nhà tuyển dụng chỉ quan tâm đến kiến thức và kỹ năng thì hoàn toàn sai lầm rồi đấy. Suy nghĩ sai lệch này sẽ khiến bạn chẳng thể lọt vào mắt xanh của các nhà tuyển dụng khó tính hiện nay đâu. Sau đây là 5 dạng năng lực cảm xúc mà bất cứ nhà tuyển dụng nào cũng tìm kiếm ở ứng viên Nhà hàng – Khách sạn. Khám phá ngay nhé!
Khi đi phỏng vấn xin việc ngành Nhà hàng Khách sạn, nếu bạn nghĩ nhà tuyển dụng chỉ quan tâm đến kiến thức và kỹ năng thì hoàn toàn sai lầm rồi đấy. Suy nghĩ sai lệch này sẽ khiến bạn chẳng thể lọt vào mắt xanh của các nhà tuyển dụng khó tính hiện nay đâu. Sau đây là 5 dạng năng lực cảm xúc mà bất cứ nhà tuyển dụng nào cũng tìm kiếm ở ứng viên Nhà hàng – Khách sạn. Khám phá ngay nhé!
Sự cảm thông với khách hàng
Ngành Nhà hàng – Khách sạn mang bản chất dịch vụ, luôn hướng đến sự thỏa mãn và hài lòng nơi khách hàng nên sự cảm thông là yếu tố không thể thiếu đối với một ứng cử viên sáng giá. Sự cảm thông phải bắt nguồn từ lòng đam mê chăm sóc con người, tinh thần hiếu khách bản năng để có thể tận tình phục vụ và thấu hiểu khách hàng.
Sự cảm thông là yếu tố cơ bản cần có của người làm nghề dịch vụ
Thông thường, nhà tuyển dụng sẽ hỏi những câu hỏi như “Hãy kể cho tôi nghe một lần anh/chị giúp đỡ khách hàng theo cách riêng của mình” hay “Nếu khách hàng tức giận vì một lý do nào đó, anh chị sẽ hành xử như thế nào?”. Những câu hỏi này nhằm mục đích đánh giá sự cảm thông của bạn đối với khách hàng trong quá trình làm việc. Chính vì vậy, bạn cần trả lời theo hướng tôn trọng, thấu hiểu khách hàng và đặt sự hài lòng nơi họ lên hàng đầu.
Tinh thần hỗ trợ đồng nghiệp
Môi trường nhà hàng, khách sạn hàng ngày đón tiếp hàng trăm đến hàng nghìn vị khách. Để phục vụ tốt, nhân viên tại đây hoàn toàn không thể làm việc độc lập và đòi hỏi hoạt động và phối hợp theo nhóm. Do đó, tinh thần hỗ trợ đồng nghiệp chính là phẩm chất mà đa phần các nhà tuyển dụng tìm kiếm ở các ứng viên.
Những câu hỏi thường được đề cập như “Hãy kể về lần anh/chị đã giúp đỡ đồng nghiệp trong công việc” hay “Nếu người làm việc chung với anh/chị yếu kém kỹ năng, anh/chị sẽ phản ứng ra sao?”. Mục đích của những câu hỏi này là để đánh giá tinh thần hỗ trợ trong công việc của bạn. Tất nhiên, chẳng nhà tuyển dụng nào lại ưu tiên những ứng viên ích kỉ chỉ nghĩ cho thành quả của riêng mình.
Tinh thần hỗ trợ đồng nghiệp của ứng viên luôn được nhà tuyển dụng đánh giá cao
Kỹ năng tương tác
Kỹ năng tương tác được đánh giá rất cao trong hầu hết các cuộc phỏng vấn ứng viên ngành Nhà hàng – Khách sạn bởi đây là yếu tố quyết định hiệu quả làm việc. Kỹ năng này bao gồm khả năng giao tiếp và phối hợp của bạn trong quá trình làm việc với mọi người xung quanh.
Bạn sẽ bắt gặp những câu hỏi như sau: “Đã bao giờ anh/chị phải làm việc với những người khó hòa hợp với người khác? Anh chị giải quyết tình huống đó như thế nào?” hay “Anh chị cảm thấy thoải mái nhất khi làm việc với những người như thế nào và tại sao?”. Điều nhà tuyển dụng muốn biết sau những câu hỏi này đó là bạn có thể hòa đồng với mọi người hay không và liệu bạn có biết cách xử lý xung đột cá nhân trong quá trình làm việc.
Khả năng thích nghi với môi trường
Môi trường nhà hàng, khách sạn có vô vàn quy tắc được đặt ra yêu cầu nhân viên phải nghiêm túc thực hiện để tạo nên tính đồng bộ và chuyên nghiệp. Khả năng thích nghi sẽ giúp ứng viên làm quen, hòa nhập tốt với những quy tắc chuẩn mực này. Do đó, đây là một trong những phẩm chất được các nhà tuyển dụng quan tâm hàng đầu.
“Anh/chị đã bao giờ được yêu câu thay đổi cách thức làm việc đã quen thuộc trong nhiều năm? Anh/chị phản ứng thế nào và kết quả ra sao?” hay “Hãy kể về lần mà một thay đổi lớn diễn ra ở nơi làm việc của anh/chị” là những câu hỏi mà bạn nên chuẩn bị tâm lý trước khi phỏng vấn ngành Nhà hàng – Khách sạn.
Ứng viên có khả năng thích nghi nhanh với môi trường luôn được nhà tuyển dụng ưu ái
Khả năng giải quyết vấn đề
Không giống môi trường công sở 8 tiếng trôi qua nhẹ nhàng mỗi ngày, nhân viên làm việc trong môi trường nhà hàng, khách sạn luôn phải chuẩn bị sẵn sàng tâm lý để đối mặt với những vấn đề bất cứ lúc nào cũng có thể xảy ra. Nếu không có khả năng giải quyết vấn đề linh hoạt, ứng viên khó có thể lọt vào mắt nhà tuyển dụng và làm việc hiệu quả trong môi trường này.
Những câu hỏi bạn nên chuẩn bị trước như: “Nếu khách hàng phàn nàn về chất lượng dịch vụ của khách sạn, anh/chị sẽ làm gì?” hay “Nếu một vị khách say xỉn đến nhà hàng, bạn có tiếp đón họ không?”.
Xem thêm: Top 4 kỹ năng nhà tuyển dụng săn tìm ở ứng viên NHKS năm 2020
Ban đầu được đăng bởi:Cập nhật tin tức https://quantrinhahang.edu.vn
July 22, 2018 at 10:21AM
Nhận xét
Đăng nhận xét