Chuyển đến nội dung chính

Sơ Đồ Tổ Chức Khách Sạn Hoàn Chỉnh Là Như Thế Nào?

Sơ Đồ Tổ Chức Khách Sạn Hoàn Chỉnh Là Như Thế Nào?

Khách sạn muốn đi vào hoạt động hiệu quả cần có sơ đồ tổ chức hoàn chỉnh. Sơ đồ tổ chức bao gồm các bộ phận với chức năng cụ thể, rõ ràng. Dựa vào sơ đồ tổ chức này, nhân sự khách sạn sẽ có thể làm việc và phối hợp nhịp nhàng với nhau. Vậy một sơ đồ tổ chức khách sạn hoàn chỉnh sẽ như thế nào đây? Hãy cùng Quantrinhahang.edu.vn tìm hiểu ngay nhé.

Khách sạn muốn đi vào hoạt động hiệu quả cần có sơ đồ tổ chức hoàn chỉnh. Sơ đồ tổ chức bao gồm các bộ phận với chức năng cụ thể, rõ ràng. Dựa vào sơ đồ tổ chức này, nhân sự khách sạn sẽ có thể làm việc và phối hợp nhịp nhàng với nhau. Vậy một sơ đồ tổ chức khách sạn hoàn chỉnh sẽ như thế nào đây? Hãy cùng Quantrinhahang.edu.vn tìm hiểu ngay nhé!

Bộ phận Tiền sảnh (Front Office Department)

Tiền sảnh được ví như như “bộ mặt” của mỗi khách sạn, đảm nhận nhiệm vụ đón tiếp và hỗ trợ khách trong suốt quá trình lưu trú. Tuy đây không phải là bộ phận lớn nhất trong khách sạn nhưng lại đóng trong trò đặc biệt quan trọng trong việc tối đa hóa doanh thu cho khách sạn và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng. Đồng thời, Tiền sảnh còn là được xem là một công cụ marketing hiệu quả để xây dựng nên hình ảnh, thương hiệu của khách sạn.

bộ phận tiền sảnh
Tiền sảnh là bộ phận không thể thiếu trong sơ đồ tổ chức bất kỳ khách sạn nào

Bộ phận này thường bao gồm các vị trí chủ chốt như receptionist (nhân viên lễ tân), reservation (nhân viên đặt phòng), concierge (nhân viên hỗ trợ khách hàng), bellman (nhân viên hành lý), doorman (nhân viên đứng cửa)…

Bộ phận Buồng phòng (Housekeeping Department)

Bộ phận Buồng phòng có nhiệm vụ đảm bảo chất lượng cho từng căn phòng của khách sạn. Tuy công việc âm thầm và lặng lẽ như thế nhưng đây lại chính là bộ phận quan trọng hàng đầu, đóng góp tới 60% tổng doanh thu của khách sạn.

Bộ phận này thường bao gồm các vị trí như housekeeping (nhân viên làm phòng), laundry (nhân viên giặt là), linen room (nhân viên kho vải), gardener/ pest control (nhân viên làm vườn/ diệt côn trùng), public area cleaner (nhân viên vệ sinh công cộng), babysitter (nhân viên trông trẻ)…

Xem thêm: Chi tiết sơ đồ bộ phận Housekeeping trong khách sạn

Bộ phận Nhà hàng (Restaurant Department)

Nhà hàng là bộ phận mang lại doanh thu cao cho khách sạn chỉ sau bộ phận Buồng phòng. Bộ phận này thực hiện các công việc liên quan đến nhu cầu ăn uống tại khách sạn, cung cấp thức ăn và đồ uống cho khách hàng và hoạch toán chi phí.

bộ phận nhà hàng
Bộ phận Nhà hàng đóng góp doanh thu không hề nhỏ cho các khách sạn

Bộ phận Nhà hàng thường bao gồm các vị trí như chef (bếp trưởng), cook assistant (phụ bếp), food runner (nhân viên chạy món), bartender (nhân viên pha chế rượu, cocktail), barista (nhân viên pha chế cà phê), steward (nhân viên rửa bát), waiter/waitress (nhân viên phục vụ)…

Bộ phận Nhân sự (Human Resource Department)

Nhân sự là bộ phận sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý và tuyển dụng nhân lực trong khách sạn.

Bộ phận này thường bao gồm các vị trí như HR manager (quản lý nhân sự), payroll/insurance (nhân viên lương/bảo hiểm), legal officer (nhân viên pháp lý)…

Bộ phận Kinh doanh (Sales Department)

Bộ phận Kinh doanh đảm nhận công việc tìm kiếm khách hàng cho các bộ phận trong khách sạn như Buồng phòng, Nhà hàng…, mở rộng thị trường và thu hút khách hàng tiềm năng cho khách sạn.

bộ phận kinh doanh
Bộ phận Kinh doanh giúp khách sạn thúc đẩy doanh thu và tối đa hóa lợi nhuận

Bộ phận này thường bao gồm các vị trí như PR/guest relation (nhân viên PR/ quan hệ khách hàng), sales corp (nhân viên sales khách công ty), sales tour (nhân viên sales khách tour), sales online (nhân viên sales trên internet), sales banquet/ F&B (nhân viên sales nhà hàng/tiệc)…

Bộ phân Tài chính – Kế toán (Financial Accounting Department)

Tài chính – Kế toán là bộ phận quyết định các chiến lược về tài chính, tìm kiếm nguồn vốn cho khách sạn. Bên cạnh đó, bộ phận còn thực hiện theo dõi, quản lý và báo cáo sổ sách thu, chi, công nợ...

Bộ phận Tài chính – Kế toán thường bao gồm các vị trí như general accountant (nhân viên kế toán tổng hợp), debt accountant (nhân viên kế toán công nợ), auditor (nhân viên kế toán nội bộ), cash keeper (nhân viên thủ quỹ), purchaser (nhân viên thu mua)…

Bộ phận Kỹ thuật (Maintenance/ Engineering Department)

Kỹ thuật là bộ phận đảm nhận quản lý, sửa chữa và bảo dưỡng toàn bộ thiết bị công nghệ, cơ sở vật chất và kỹ thuật trong khách sạn.

Bộ phận Kỹ thuật thường bao gồm các vị trí như electrical engineer (nhân viên điện), plumber (nhân viên nước), carpenter (nhân viên mộc), painter (nhân viên sơn), AC chiller (nhân viên điện lạnh)…


Ban đầu được đăng bởi:Cập nhật tin tức https://quantrinhahang.edu.vn
June 18, 2018 at 08:25PM

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

10 Nguyên Tắc Vàng Làm Nên Thành Công Của Ông Trùm Tập Đoàn Hilton

Để tập đoàn khách sạn Hilton lẫy lừng khắp thế giới. Thì tập đoàn Hilton nổi tiếng phải nhờ đến công lao rất lớn của ông trùm tập đoàn Hilton - Conrad Hilton. 10 Nguyên Tắc Vàng Làm Nên Thành Công Của Ông Trùm Tập Đoàn Hilton Không phải bàn thêm nhiều về cái tên Hilton lẫy lừng khắp thế giới. Thế nhưng tập đoàn Hilton nổi tiếng  đó để có được ngày nay phải nhờ đến công lao rất lớn của ông trùm tập đoàn Hilton - Conrad Hilton. Từ một quân nhân mới vừa xuất ngũ, ông đã gầy dựng thành công đế chế mang tên chính mình sau gần một thế kỷ. Dưới đây là 10 quy tắc vàng trong quản lý khách sạn mà ông tiết lộ trong cuốn tự truyện Be My Guest xuất bản năm 1957 của chính mình. Tìm tài năng thiên bẩm đặc biệt của chính bạn Ông trùm tập đoàn Hilton - Conrad Hilton có niềm tin rằng mọi người đều giỏi một thứ gì đó và cần nuôi dưỡng chúng. Hãy dành thời gian khám phá bản thân, thử những điều bạn yêu thích vì bạn sẽ chẳng biết giới hạn của mình nằm đâu cả. Tài năng cụ thể của Conrad – Ông t...

Brochure, Flyer, Leaflet Là Gì – Phân Biệt Brochure Với Flyer Và Leaflet

Brochure là tên gọi của một công cụ được thiết kế đặc biệt dùng để quảng cáo cho sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp hiệu quả. Điển hình là các nhà hàng, khách sạn luôn chú trọng đến chất lượng brochure của mình. Brochure nhà hàng khách sạn thường bắt mắt và thu hút mạnh mẽ khách hàng. Tuy nhiên, nhiều người thường không phân biệt được brochure với flyer và leaflet. Hãy cùng quantrinhahang.edu.vn tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé! Brochure là gì? Brochure là dạng ấn phẩm quảng cáo độc quyền của doanh nghiệp. Bạn có thể hiểu đó là một quyến sách nhỏ hay một tập sách chứa đựng những thông tin chung về sản phẩm hay dịch vụ nổi bật của doanh nghiệp mong muốn giới thiệu rộng rãi đến khách hàng tiềm năng. Brochure là ấn phẩm quảng cáo độc quyền bởi doanh nghiệp Đặc biệt doanh nghiệp là nhà hàng hay khách sạn thường ưu ái sử dụng brochure nhằm quảng bá hình ảnh và chất lượng dịch vụ của họ. Kích thước của một brochure khoảng 21×29,7cm (bằng tờ giấy A4). Màu sắc sử dụng thiết ...

Câu Chuyện Về Thương Hiệu Cà Phê Giảng Ở Đất Kinh Kỳ

Cà phê Giảng cà phê trứng dường như đã không còn quá xa lạ đối với nhiều người tại Hà Nội nữa. Là thương hiệu cà phê khá nổi tiếng, được nhiều người biết đến. Câu Chuyện Về Thương Hiệu Cà Phê Giảng Nơi Đất Kinh Kỳ Cà phê Giảng cà phê trứng dường như đã không còn quá xa lạ đối với nhiều người tại Hà Nội nữa. Là thương hiệu cà phê khá nổi tiếng, được nhiều người biết đến. Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung giờ đây nổi tiếng là thủ phủ của cà phê với vô vàn quán cà phê đủ mọi quy mô và phong cách, từ những thương hiệu đón đầu xu hướng hiện đại cho đến những hàng quán truyền thống âm thầm tạo dựng chỗ đứng trong lòng những tín đồ yêu thích hương vị cà phê đậm đà. Trong số các quán cà phê đó không thể nào không nhắc đến cà phê Giảng nổi danh nơi đất kinh kỳ. Được thành lập từ năm 1946, Giảng vốn là thương hiệu cà phê nổi tiếng tại Hà Nội suốt hơn 70 năm qua và gắn liền với bộ tứ "Nhân - Nhĩ - Dĩ - Giảng". Đây được biết đến là một trong bốn "tứ trụ cà phê" ...