
Đối với sinh viên ngành Nhà hàng – Khách sạn, thực tập không chỉ là điều kiện để tốt nghiệp mà còn là thời gian để các bạn tiếp cận và rèn luyện trong môi trường làm việc thực tế. Đồng thời, kết quả thực tập tốt còn mang đến những cơ hội nghề nghiệp quý giá. Tuy nhiên, nhiều bạn trẻ khi bắt đầu thực tập lại gặp phải không ít ngỡ ngàng. Sau đây là những điều các bạn cần biết trước khi chuẩn bị cho quá trình thực tập của mình.
Đối với sinh viên ngành Nhà hàng – Khách sạn, thực tập không chỉ là điều kiện để tốt nghiệp mà còn là thời gian để các bạn tiếp cận và rèn luyện trong môi trường làm việc thực tế. Đồng thời, kết quả thực tập tốt còn mang đến những cơ hội nghề nghiệp quý giá. Tuy nhiên, nhiều bạn trẻ khi bắt đầu thực tập lại gặp phải không ít ngỡ ngàng. Sau đây là những điều các bạn cần biết trước khi chuẩn bị cho quá trình thực tập của mình.
Thực tập cũng cần có CV
Nhiều bạn sinh viên thường mặc định rằng khi nào đi xin việc mới cần có CV hoàn chỉnh, còn thực tập thì chỉ cần giấy giới thiệu của trường. Chính điều này sẽ khiến các bạn mất đi những môi trường thực tập tốt bởi hầu hết những tập đoàn nhà hàng, khách sạn quốc tế chỉ tiếp nhận sinh viên thực tập khi có CV chỉn chu nhất.
CV là yếu tố để nhà tuyển dụng quyết định có nhận ứng viên thực tập hay không
Giấy giới thiệu thực tập của trường chỉ là văn bản chứng minh rằng bạn là sinh viên chuyên ngành, còn CV xin thực tập là yếu tố để bạn thuyết phục nhà tuyển dụng nhà hàng, khách sạn nhận bạn vào thực tập làm việc.
Sự thật là không phải doanh nghiệp nào cũng nhận tất cả sinh viên vào thực tập. Đặc biệt là với các khách sạn, nhà hàng cao cấp, họ sẽ sàng lọc kỹ càng để sau này có thể giữ lại ứng viên tiềm năng. Chính vì vậy, nếu chuẩn bị CV chỉn chu, bạn sẽ ghi điểm mạnh mẽ đến nhà tuyển dụng và nhanh chóng nhận được sự đồng ý tiếp nhận thực tập.
Xem thêm: Cách viết CV tiếng Anh chinh phục mọi nhà tuyển dụng khó tính
Thực tập sinh hầu như không có lương
Quá trình thực tập chính là khoản thời gian học nghề và thực nghề trực tiếp dành cho các bạn trẻ. Nhà hàng, khách sạn sẽ chấp nhận đào tạo kỹ năng nghiệp và bổ sung kiến thức thực tế, thậm chí họ còn phải chịu tổn thất nếu sinh viên không đáp ứng được yêu cầu khách hàng hay thực hiện sai quy chuẩn. Do đó, hầu hết nhà hàng, khách sạn sẽ không chi trả lương cho sinh viên trong thời gian thực tập.
Thực tập sinh tại khách sạn, nhà hàng hầu như không được trả lương
Trước khi thực tập, các bạn sinh viên cũng cần chuẩn bị tâm lý rằng bản thân sẽ không được nhận lương (kể cả tiền tip) dù cho quá trình thực tập kéo dài 1 tháng hay 6 tháng. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn sẽ có khoản hỗ trợ nhất định cho sinh viên như là chi phí xăng xe, ăn uống… nên các bạn không cần phải lo lắng quá nhiều về vấn đề này.
Thực tế nhiều khi sẽ khác xa với lý thuyết
Không ít sinh viên Nhà hàng – Khách sạn khi bắt đầu thực tập rơi vào tình trạng “sốc văn hóa” khi tiếp xúc môi trường làm việc hoàn toàn mới mẻ. Vốn kiến thức mà các bạn tiếp thu trên giảng đường không đủ đáp ứng, thậm chí là khác xa với công việc thực tế.
Môi trường làm việc thực tế khác xa những gì bạn học trên sách vở
Chính vì vậy, các bạn không nên áp dụng một cách máy móc lý thuyết sách vở vào thực tiễn công việc vì mỗi khách sạn, nhà hàng sẽ có những tiêu chuẩn nghiệp vụ khác nhau. Tốt nhất là các bạn nên thực hiện đúng theo yêu cầu của người hướng dẫn và chú ý quan sát những nhân viên chính thức làm việc để áp dụng theo. Ví dụ, khi nhân viên chính thức thực hiện thao tác phục vụ rượu vang cho khách thì bạn nên chú ý theo dõi kỹ để về thực hành và có thể hỏi khi có thắc mắc.
Thực tập chính là khoảng thời gian để chuẩn bị hành trang quý giá cho các bạn trẻ chập chững bước vào nghề. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp quá trình thực tập của các bạn diễn ra suôn sẻ và tốt đẹp nhất!
Xem thêm: Nghịch lý thực tập sinh ở các khách sạn 4 – 5 sao
Ban đầu được đăng bởi:Cập nhật tin tức https://quantrinhahang.edu.vn
June 21, 2018 at 04:44PM
Nhận xét
Đăng nhận xét