
Tiền lương luôn là vấn đề nhạy cảm khiến nhiều ứng viên trẻ khi đi phỏng vấn ngại mở lời. Đặc biệt, mức lương căn bản tại các nhà hàng, khách sạn không phải lúc nào cũng giống nhau. Điều này sẽ gây ra hiểu lầm nếu bạn không có kiến thức nhất định về nó. Chính vì vậy, ứng viên nhà hàng, khách sạn cần chủ động tìm hiểu quy định pháp luật về mức lương cơ bản hiện nay.
Tiền lương luôn là vấn đề nhạy cảm khiến nhiều ứng viên trẻ khi đi phỏng vấn ngại mở lời. Đặc biệt, mức lương căn bản tại các nhà hàng, khách sạn không phải lúc nào cũng giống nhau. Điều này sẽ gây ra hiểu lầm nếu bạn không có kiến thức nhất định về nó. Chính vì vậy, ứng viên nhà hàng, khách sạn cần chủ động tìm hiểu quy định pháp luật về mức lương cơ bản hiện nay.
Lương cơ bản là gì?
Lương cơ bản là mức lương do người sử dụng lao động thỏa thuận với người lao động, được ghi cụ thể trên hợp đồng lao động. Đây là cơ sở để tính tiền công, tiền lương thực nhận của người lao động trong chính doanh nghiệp đó.
Lương cơ bản là khoản tiền lương mà doanh nghiệp thỏa thuận với nhân viên trên hợp đồng
Mức lương cơ bản phụ thuộc rất lớn vào khả năng, trình độ và năng lực thực sự của người lao động. Nhất là khả năng đàm phán về lương. Nếu nhân sự nhà hàng, khách sạn có năng lực, trình độ thì mức lương cơ bản sẽ rất cao.
Quy định lương cơ bản dành cho nhân sự ngành Nhà hàng – Khách sạn
Theo Nghị định 49/2013 của Chính phủ, mức lương tối thiểu của người lao động (bao gồm nhân sự ngành Nhà hàng – Khách sạn) sẽ được áp dụng như sau:
- Vùng I: 3.980.000 đồng/ tháng (một số quận – huyện của Hà Nội, Hải Phòng, Tp.HCM, một số thành phố - thị xã – huyện thuộc tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu)
- Vùng II: 3.530.000 đồng/ tháng (các huyện còn lại của Hà Nội, Hải Phòng, Tp.HCM, một số thành phố - thị xã – huyện thuộc Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hòa, Lâm Đồng…)
- Vùng III: 3.090.000 đồng/ tháng (một số thành phố - thị xã – huyện thuộc Hải Dương, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, TT Huế, Quảng Nam, Lâm Đồng, Đồng Nai, Cần Thơ…)
- Vùng IV: 2.760.000 đồng/ tháng (với các địa phương không thuộc vùng I, II, III)
Mức lương tối thiểu năm 2018 tăng so với cùng kỳ năm 2017
Dựa trên quy định mới này, mức lương cơ bản mà doanh nghiệp trả cho người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng và cộng thêm 7% lương đối với lao động đã qua đào tạo nghề.
Ví dụ, một khách sạn đang hoạt động tại Đà Nẵng, khi tuyển nhân viên sẽ thực hiện việc tính lương cơ bản như sau:
- Đối với lao động chưa qua đào tạo nghề (tạp vụ, bảo vệ…) thì mức lương cơ bản sẽ được nhận là 3.530.000 đồng/ tháng (thuộc vùng II) trong điều kiện làm việc bình thường và đủ thời gian quy định.
- Đối với lao động đã qua đào tạo nghề (kế toán, lễ tân, bartender, đầu bếp…) thì mức lương cơ bản sẽ được tính như sau: 3.530.000 + ( 3.530.000 x 7%) = 3.777.100 đồng.
Ngoài ra, đối với lao động đã qua đào tạo mà đảm nhận công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì được cộng thêm 5%. Khi đó, mức lương cơ bản được tính như sau 3.777.100 + (3.777.100 x 5%) = 3.965.955 đồng.
Xem thêm: Kinh nghiệm đắt giá khi thỏa thuận lương
Kiến thức về mức lương căn bản là điều vô cùng quan trọng để ứng viên hay nhân sự ngành Nhà hàng – Khách sạn thỏa thuận mức lương với nhà tuyển dụng cũng như doanh nghiệp. Hy vọng bài viết mà Quantrinhahang.edu.vn vừa chia sẻ sẽ giúp ích cho bạn khi đi xin việc trong tương lai!
Ban đầu được đăng bởi:Cập nhật tin tức https://quantrinhahang.edu.vn
June 26, 2018 at 04:16PM
Nhận xét
Đăng nhận xét