
Theo giới trong ngành, chính sách visa thông thoáng chính là chìa khóa mở rộng cánh cửa để Việt Nam đón chào nhiều hơn du khách quốc tế, “bành trướng” quy mô và khẳng định sức hút trên thương trường thế giới. Vì sao chính sách visa cởi mở lại mang đến nhiều ưu thế đến vậy cho du lịch Việt?
Theo giới trong ngành, chính sách visa thông thoáng chính là chìa khóa mở rộng cánh cửa để Việt Nam đón chào nhiều hơn du khách quốc tế, “bành trướng” quy mô và khẳng định sức hút trên thương trường thế giới. Vì sao chính sách visa cởi mở lại mang đến nhiều ưu thế đến vậy cho du lịch Việt?
Năm 2017, du lịch Việt Nam lập kỷ lục khi lần đầu cán mốc 12,9 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam, tăng trưởng gần 30%, sau giai đoạn sụt giảm khách quốc tế nghiêm trọng năm 2014 và nửa đầu năm 2015. Một trong những nguyên nhân dẫn đến bước khởi sắc này là do chính phủ nước ta tiếp tục miễn visa cho 5 nước Tây Âu và triển khai chính sách visa điện tử.
Du khách Mỹ du lịch sông nước ở Việt Nam
Ông Nguyễn Văn Tuấn –Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cho rằng: "Việc tăng tỷ lệ lên đến 20% với những thị trường xa như Tây Âu là điều hiếm có và chưa từng có ở Việt Nam. Điều đó cho thấy chính sách miễn visa đã tác động trực tiếp như thế nào".
Không riêng gì 5 nước Tây Âu, trước đó, ngành du lịch Việt đã nhiều lần chứng kiến lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng vọt nhờ áp dụng chính sách miễn visa.
Nhật Bản là ví dụ điển hình. Kể từ 01/7/2004, khi Việt Nam miễn thị thực cho công dân mang hộ chiếu phổ thông nước này, lượng khách Nhật Bản đến Việt Nam tăng gần 3 lần, đến năm 2017 thì đạt ngưỡng 800.000 lượt. Hiện Nhật Bản đứng thứ 3 trong các thị trường gửi khách đến Việt Nam.
Tương tư, lượng du khách Hàn Quốc đến Việt Nam cũng đã tăng hơn 10 lần, từ 233.000 lượt năm 2004 lên hơn 2,4 triệu lượt vào năm 2017.
Du lịch Việt Nam cũng chứng kiến lượng khách quốc tế tăng đột biến sau khi áp dụng chính sách miễn thị thực cho công dân Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan, Thụy Điển vào năm 2005 và Nga vào năm 2009.
"Chi phí du khách xin visa vào Việt Nam hiện nay là 25 USD. Khách châu Âu thường chi tiêu khoảng 100-130 USD/ngày, tùy thị trường khác nhau mà du khách sẽ lưu lại Việt Nam trong 7-10 ngày hoặc hơn. Điều đó mang lại lợi ích cho cộng đồng, góp phần thúc đẩy GDP, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương", bà Nguyễn Thị Huyền – Giám đốc điều hành Vietrantour đánh giá.
Du khách quốc tế tại Sun World Bà Nà Hills (Đà Nẵng)
Dù mang lại nhiều nguồn lợi đến vậy, song Việt Nam chỉ mới miễn visa cho 23 quốc gia và vùng lãnh thổ; trong khi các nước ASEAN như Singapore, Philippines, Malaysia đều miễn thị thực cho ít nhất 160 quốc gia.
Chưa hết, dù mở cửa cho du khách Tây Âu – thị trường vốn ổn định, có chi tiêu cao và lưu trú dài ngày, song chính sách visa của Việt Nam dành cho 5 nước Tây Âu trên vẫn được triển khai theo hình thức "nhỏ giọt".
Chính vì chính sách thị thực còn đôi phần thiếu cởi mở nên Việt Nam chỉ được chấm 17/100 điểm, đạt thứ hạng 116/136 quốc gia khi đo lường các yêu cầu về thị thực theo đánh giá của Diễn đàn Kinh tế thế giới năm 2017.
Nếu chưa thật sự “mở” hơn trong thời gian tới thì chiếc đũa thần thị thực này cũng có ngày “mất phép”.
Ban đầu được đăng bởi:Cập nhật tin tức https://quantrinhahang.edu.vn
June 15, 2018 at 04:58PM
Nhận xét
Đăng nhận xét