Chuyển đến nội dung chính

VIP Là Gì – Quy Trình Đón Tiếp Khách VIP Của Khách Sạn

Quy Trình Đón Tiếp Khách VIP Của Khách Sạn

VIP là nhóm đối tượng khách hàng vô cùng đặc biệt, góp phần mang lại doanh thu và lợi nhuận đáng kể cho hầu hết khách sạn hiện nay. Nhóm đối tượng này yêu cầu tiêu chuẩn phục vụ cao cấp và khắt khe hơn các nhóm khách hàng thông thường.

VIP là nhóm đối tượng khách hàng vô cùng đặc biệt, góp phần mang lại doanh thu và lợi nhuận đáng kể cho hầu hết khách sạn hiện nay. Nhóm đối tượng này yêu cầu tiêu chuẩn phục vụ cao cấp và khắt khe hơn các nhóm khách hàng thông thường. Nhất là trong quy trình đón tiếp khách VIP, nhân viên khách sạn cần thực hiện kỹ lưỡng và chu đáo nhất.

VIP là gì?

VIP (viết tắt của Very Important Person trong tiếng Anh) là từ thông dụng để nói đến người giữ vị trí quan trọng trong xã hội hay được ưu tiên về mặt quyền lợi trong dịch vụ nào đó. Đối với ngành Khách sạn, đây là nhóm đối tượng khách hàng đặc biệt, giúp thúc đẩy doanh thu và lợi nhuận hàng năm. Họ có thể trưởng đại lý du lịch, nhà báo phóng viên, nhà tổ chức sự kiện, tổng giám đốc hay trưởng bộ phận chi nhánh của một công ty lớn…

vip la giVIP là nhóm đối tượng khách hàng quan trọng đối với kinh doanh khách sạn

Nhóm đối tượng thuộc khách VIP rất tiềm năng trong công việc kinh doanh của khách sạn về lâu về dài. Đó có thể là vị khách hàng “chịu chi” sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn để sử dụng dịch vụ xa xỉ và đắt tiền. Hay là người với mối quan hệ xã hội sâu rộng, có thể giới thiệu số lượng lớn khách hàng cho khách sạn mỗi năm. Đối với nhóm đối tượng này, mọi quy trình phục vụ đều đòi hỏi những yêu cầu rất cao, nhất là trong quy trình đón tiếp cần phải được chuẩn bị và thực hiện kỹ lưỡng đến từng chi tiết.

Quy trình đón tiếp khách VIP của khách sạn

  • Bộ phận Sales thông báo bộ phận Đặt phòng về việc đặt phòng của khách VIP
  • Bắt đầu từ ngày nhận thông báo, bộ phận Tiền sảnh phải lựa chọn kỹ lưỡng phòng đặc biệt dành cho khách VIP và cẩn thận ghi chú để tránh trường hợp những khách khác cũng yêu cầu chọn phòng đó

quy trinh don tiep khach vipQuy trình đón tiếp khách VIP phải được nhân viên khách sạn tuân thủ chặt chẽ

  • Phòng dành cho khách VIP phải ấn định trên hệ thống đặt phòng của khách sạn và đặt mã trên hệ thống quản lý tài sản khách sạn
  • Bộ phận Đặt phòng gắn mã phòng cho khách VIP để những bộ phận khác trong khách sạn biết được tình trạng của phòng và thực hiện những công việc cần thiết để chào đón khách
  • Sau khi ấn định việc chọn phòng cho khách VIP, bộ phận Lễ tân gửi mã yêu cầu của khách VIP đến bộ phần Buồng phòng để thực hiện sắp xếp theo yêu cầu của khách đưa ra
  • Bộ phận Buồng phòng ưu tiên thực hiện dọn dẹp phòng dành cho khách VIP và gửi thông báo nhanh nhất đến bộ phận Lễ tân về tình trạng phòng sau khi hoàn tất công việc

phong danh cho khach vipPhòng dành cho khách VIP phải đảm bảo luôn trong tình trạng sẵn sàng khi khách đến

  • Những tiện nghi miễn phí bắt buộc phải phản ánh được uy thế và nền tảng văn hóa của khách VIP
  • Vào ngày đến của khách VIP, khách sạn phải đảm bảo rằng những yêu cầu đặc biệt của họ đã được thực hiện và có thể sử dụng ngay
  • Trước giờ khách VIP đến, bộ phận Tiền sảnh phải thông báo cho bộ phận Lễ tân và người quản lý đảm nhận chào đón và đáp ứng những yêu cầu khác
  • Hỗ trợ cho khách VIP lên phòng và tiến hành thủ tục kiểm tra trong phòng
  • Danh sách khách VIP phải được lưu ý viết trên bảng trắng của phòng tiền sảnh, phòng điều hành và phòng trực ban của bộ phận Buồng phòng.

Trên đây là bài viết tìm hiểu VIP là gì? Nếu phục vụ tốt nhóm đối tượng này, khách sạn sẽ có thể gia tăng lượng khách hàng và tối đa lợi nhuận của mình. Nhân viên khách sạn, đặc biệt là lễ tân luôn được yêu cầu thực hiện quy trình tiếp đón khách VIP một cách chuyên nghiệp nhất.

Để nắm rõ quy trình và thủ tục này hơn, bạn có thể tham gia ngay khóa học ngắn hạn Quản Trị Tiền Sảnh tại Hướng Nghiệp Á Âu để tự tin và bản lĩnh trong từng kỹ năng nghiệp vụ.

Khóa học Quản Trị Tiền Sảnh tại Hướng Nghiệp Á Âu

Hướng Nghiệp Á Âu đã cho ra đời khoá học Quản Trị Tiền Sảnh, dành cho đối tượng học viên mong muốn trở thành lễ tân nói riêng và làm việc trong khối Tiền sảnh khách sạn nói chung, với những ưu điểm sau:

  • Đội ngũ giảng viên là những chuyên gia, quản lý bộ phận Tiền sảnh, có kinh nghiệm làm việc tại các tập đoàn khách sạn quốc tế như IHG, Marriott, Accor…
  • Trang bị kiến thức nghiệp vụ lễ tân như tiếp đón khách, check-in, check-out cho khách, hỗ trợ đặt phòng, hướng dẫn các dịch vụ cho khách, giải quyết than phiền…

Hoc vien thuc hanhHọc viên thực hành nghiệp vụ thường xuyên trong phòng học sát với thực tế

  • Bổ sung kiến thức chuyên về quản trị nhân sự, quản lý chất lượng phục vụ, quản trị thương hiệu…
  • Cơ sở vật chất và phòng học thực hành nghiệp vụ được thiết kế mô phỏng không gian làm việc thực tế của bộ phận Tiền sảnh đúng theo tiêu chuẩn khách sạn 5 sao.
  • Học viên được làm quen với phần mềm quản lý khách sạn iHotelier chuyên dụng dành cho khách sạn từ 4 sao trở lên.

Quan tri tien sanhHọc viên khóa Quản Trị Tiền Sảnh trong chuyến tham quan thực tế tại khách sạn 5 sao

  • Đảm bảo 100% giới thiệu thực tập tại các khách sạn 3-5 sao quốc tế.
  • Kết thúc khóa học, học viên được cấp chứng chỉ của Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp có giá trị toàn quốc.

Mọi thông tin về chương trình Quản Trị Tiền Sảnh, bạn vui lòng điền vào form bên dưới để được liên hệ và tư vấn miễn phí nhé!


Ban đầu được đăng bởi:Cập nhật tin tức http://quantrinhahang.edu.vn
January 27, 2018 at 08:20AM

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bảng Dự Toán Chi Phí Mở Nhà Hàng Nên Có Những Gì?

Mở nhà hàng là một “canh bạc lớn”, khả năng sinh lời khổng lồ nhưng xác suất lỗ nặng cũng không hề thấp. Khởi sự nhà hàng cần đến số vốn lớn và sử dụng đồng tiền đó thế nào cho hiệu quả, sinh lời tốt mới là vấn đề đáng quan tâm. Sau đây là những khoản tiền ước tính bạn sẽ phải chi khi kinh doanh nhà hàng. Lưu ý dự toán này chỉ mang tính chất tham khảo, sẽ thay đổi tùy thuộc vào quy mô nhà hàng bạn muốn mở. Mở nhà hàng là một “canh bạc lớn”, khả năng sinh lời khổng lồ nhưng xác suất lỗ nặng cũng không hề thấp. Khởi sự nhà hàng cần đến số vốn lớn và sử dụng đồng tiền đó thế nào cho hiệu quả, sinh lời tốt mới là vấn đề đáng quan tâm. Sau đây là những khoản tiền ước tính bạn sẽ phải chi khi kinh doanh nhà hàng. Lưu ý dự toán này chỉ mang tính chất tham khảo, sẽ thay đổi tùy thuộc vào quy mô nhà hàng bạn muốn mở. Chi phí mặt bằng Giá thuê m...

Chứng Chỉ Nghề - Giấy Thông Hành Trong Ngành Nhà Hàng Khách Sạn

Suốt nhiều năm qua, ngành Nhà hàng Khách sạn vẫn luôn duy trì sức ảnh hưởng và giữ vững vị thế nghề thời thượng trong xã hội hiện đại. Mỗi năm, ngành đều đặn thu hút hàng nghìn bạn trẻ theo học, thế nhưng con số nhân sự trụ lại và thành công trong nghề lại không thật sự khả quan. Mấu chốt vấn đề thực chất nằm ở đâu? Suốt nhiều năm qua, ngành Nhà hàng Khách sạn vẫn luôn duy trì sức ảnh hưởng và giữ vững vị thế nghề thời thượng trong xã hội hiện đại. Mỗi năm, ngành đều đặn thu hút hàng nghìn bạn trẻ theo học, thế nhưng con số nhân sự trụ lại và thành công trong nghề lại không thật sự khả quan. Mấu chốt vấn đề thực chất nằm ở đâu? Yếu nghiệp vụ - Thực trạng nổi cộm ngành Nhà hàng Khách sạn Chưa bao giờ ngành Nhà hàng Khách sạn nước ta lại rơi vào tình trạng khát nhân sự vì lí do yếu kém nghiệp vụ đến vậy. Theo thống kê từ Jobstreet, có đến 53% nhân sự trong ngành không có bằng cấp chuyên ngành và không được đào tạo bài bản, 78% cảm thấy nghiệp vụ học được chưa đủ để làm nghề và ...

Tình Huống Phỏng Vấn Tiếng Anh Xin Việc Tại Khách Sạn

Làm thế nào để gây ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng là điều không dễ, nhất là trong vòng phỏng vấn tiếng Anh. Chỉ biết từ vựng thôi chưa đủ, bạn phải biết cách diễn đạt câu chữ sao cho thật thuyết phục nữa. Sau đây là hai đoạn phỏng vấn xin việc ngắn bằng tiếng Anh mà Quantrinhahang muốn giới thiệu đến bạn, giúp bạn mường tượng cách trả lời sao cho hiệu quả. Làm thế nào để gây ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng là điều không dễ, nhất là trong vòng phỏng vấn tiếng Anh. Chỉ biết từ vựng thôi chưa đủ, bạn phải biết cách diễn đạt câu chữ sao cho thật thuyết phục nữa. Sau đây là hai đoạn phỏng vấn xin việc ngắn bằng tiếng Anh mà Quantrinhahang muốn giới thiệu đến bạn, giúp bạn mường tượng cách trả lời sao cho hiệu quả. Tình huống 1 Ms Lewis, welcome. I’m in charge of interview applicants for the job – Chào em, Lewis. Chị là ngưởi chịu trách nhiệm phỏng vấn ứ...