Chuyển đến nội dung chính

Ngôn Ngữ Cơ Thể Trong Giao Tiếp Với Khách Hàng

Ngôn Ngữ Cơ Thể Trong Giao Tiếp Với Khách Hàng

Bạn có biết rằng tư thế, ánh mắt, nét mặt, cử chỉ của bạn đều có ảnh hưởng trực tiếp đến cảm xúc của khách hàng, đặc biệt là trong ngành Nhà hàng – Khách sạn?

Bạn có biết rằng tư thế, ánh mắt, nét mặt, cử chỉ của bạn đều có ảnh hưởng trực tiếp đến cảm xúc của khách hàng, đặc biệt là trong ngành Nhà hàng – Khách sạn? Ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp đúng chuẩn sẽ mang lại cảm nhận và ấn tượng cực kỳ tốt trong mắt khách hàng. Làm thế nào để điều chỉnh ngôn ngữ hình thể một cách hiệu quả nhất?

Ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp đúng chuẩn là gì?

Khi đối diện với khách hàng, bất kể trong nhà hàng hay khách sạn, có rất nhiều lưu ý mà bạn cần ghi nhớ để giữ hình tượng và tác phong chuẩn mực nhất trong mắt khách lúc giao tiếp.

Luôn nhìn vào mắt khách

Hãy luôn bày tỏ thái độ lắng nghe và tôn trọng ý kiến khách bằng ánh nhìn thân thiện, chân thành. Hạn chế ngó nghiêng dáo dác hay đảo mắt lung tung. Ánh mắt thiếu tập trung của bạn sẽ khiến khách rất dễ phật lòng, họ cho rằng bạn thiếu tôn trọng, không chú ý đến nhu cầu của họ.

Giao tiếp bằng mắt với khách liên tục không đồng nghĩa với nhìn chằm chằm vào khách. Đó là biểu hiện của tia nhìn săm soi, “chọc ngoáy”, dễ gây khó chịu và khách sẽ cảm thấy như bạn đang áp bức họ.

duy tri giao tiep bang matDuy trì giao tiếp bằng mắt không có nghĩa là nhìn chằm chằm

Khi tham gia vui vẻ vào cuộc trò chuyện, chúng ta thường có xu hướng hướng bàn chân và thân người về phía đối diện. Nhưng nếu không hào hứng với cuộc trò chuyện, chúng ta thường chếch mũi bàn chân hoặc thân người sang hướng khác, thể hiện sự kém hào hứng với nội dung trò chuyện. Vì thế, ngoài giao tiếp bằng mắt, bạn nên chú ý đến tư thế khi đối diện với khách.

Lưu ý khoảng cách

Không nên tiếp xúc quá gần với khách hàng, dù đó là khách hàng thân thiết. Khoảng cách trò chuyện giữa hai người cho thấy bạn tôn trọng sự riêng tư của họ đến mức nào. Khi đứng quá gần, khách sẽ cảm thấy bị bạn lấn át. Chưa kể, đôi khi mùi cơ thể, mùi hơi thể của bạn chẳng may ảnh hưởng đến khách thì không hay chút nào.

Không khoanh tay trước ngực

Biểu hiện vòng hai tay ra trước ngực hoặc cho tay vào túi quần là tư thế tự vệ. Tư thế này mang thông điệp bạn đang bị đe dọa và không muốn tiếp tục cuộc trò chuyện. Và dĩ nhiên, khách hàng không hề thích kiểu đứng đầy cảnh giác này.

Tránh nụ cười giả tạo

Nụ cười giả tạo là biểu hiện của sự không thành tâm. Nụ cười chân thật sẽ tạo nếp nhăn ở các góc của mắt và thay đổi cơ mặt. Trong khi đó, nụ cười giả lả, hời hợt chỉ tác động đến miệng và môi. Đừng nghĩ khách hàng không thể phát giác ra điểm khác biệt này. Thật sự khách hàng là những người rất thông minh và tinh ý đấy.

khach co the de dang nhan ra nu cuoi gia taoKhách có thể dễ dàng nhận ra nụ cười giả tạo

Sờ vào mặt

Chạm vào mặt, sờ mũi là biểu hiện bạn đang không thành thật trong lời nói. Tương tự thì che miệng cũng biểu lộ bạn đang nói dối.

Hạn chế hành động quá khích

Kiềm chế cảm xúc cá nhân là kỹ năng quan trọng mà nhân viên nhà hàng, khách sạn cần lưu ý trong ngôn ngữ hình thể. Đồng ý rằng trong giao tiếp, bạn nên giữ tâm thế hòa nhã, cởi mở với khách, nhưng điều đó không có nghĩa bạn có thể choàng vai, vỗ vai khách, cười lớn thành tiếng, vỗ tay hưởng ứng, nhảy cẫng lên hay tỏ thái độ đồng tình ra mặt khi khách kể xấu ai đó.

Có thể thấy, ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp là một nghệ thuật mà người làm nghề khách sạn cần lĩnh hội. Đặc biệt với công việc lễ tân, ngôn ngữ hình thể lại càng quan trọng. Ý thức điều này, Hướng Nghiệp Á Âu đã cho ra đời khóa Quản Trị Tiền Sảnh nhằm trang bị cho bạn kỹ năng giao tiếp tốt nhất trong nghề lễ tân.

Học nghề lễ tân tại Hướng Nghiệp Á Âu

Khóa Quản Trị Tiền Sảnh ngắn hạn sở hữu nhiều ưu điểm sau:

  • Đội ngũ giảng viên là những chuyên gia, quản lý có kinh nghiệm làm việc tại các tập đoàn khách sạn quốc tế như IHG, Marriott, Accor…
  • Trang bị kiến thức nghiệp vụ như tiếp đón khách, check-in, check-out cho khách, hỗ trợ đặt phòng, hướng dẫn các dịch vụ cho khách, giải quyết than phiền.

hoc vien dao tao chuyen sau ve nghiep vu le tanHọc viên được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ lễ tân

  • Đào tạo kỹ năng mềm như giao tiếp với khách, nắm bắt tâm lý, upselling dịch vụ…
  • Bổ sung kiến thức chuyên về quản trị nhân sự, quản lý chất lượng phục vụ, quản trị thương hiệu…
  • Cơ sở vật chất và phòng học thực hành nghiệp vụ được thiết kế mô phỏng không gian làm việc thực tế của bộ phận Tiền sảnh đúng theo tiêu chuẩn khách sạn 5 sao.
  • Học viên được làm quen với phần mềm quản lý khách sạn iHotelier chuyên dụng dành cho khách sạn từ 4 sao trở lên.

hoc vien tham quan thuc te tai khach san 5 saoHọc viên tham quan thực tế tại khách sạn 5 sao

  • Đảm bảo 100% giới thiệu thực tập tại các khách sạn 3-5 sao quốc tế.
  • Kết thúc khóa học, học viên được cấp chứng chỉ của Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp có giá trị toàn quốc.

Mọi thông tin về khóa học Quản Trị Tiền Sảnh, các bạn vui lòng điền vào form bên dưới để được liên hệ và tư vấn miễn phí nhé!

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bảng Dự Toán Chi Phí Mở Nhà Hàng Nên Có Những Gì?

Mở nhà hàng là một “canh bạc lớn”, khả năng sinh lời khổng lồ nhưng xác suất lỗ nặng cũng không hề thấp. Khởi sự nhà hàng cần đến số vốn lớn và sử dụng đồng tiền đó thế nào cho hiệu quả, sinh lời tốt mới là vấn đề đáng quan tâm. Sau đây là những khoản tiền ước tính bạn sẽ phải chi khi kinh doanh nhà hàng. Lưu ý dự toán này chỉ mang tính chất tham khảo, sẽ thay đổi tùy thuộc vào quy mô nhà hàng bạn muốn mở. Mở nhà hàng là một “canh bạc lớn”, khả năng sinh lời khổng lồ nhưng xác suất lỗ nặng cũng không hề thấp. Khởi sự nhà hàng cần đến số vốn lớn và sử dụng đồng tiền đó thế nào cho hiệu quả, sinh lời tốt mới là vấn đề đáng quan tâm. Sau đây là những khoản tiền ước tính bạn sẽ phải chi khi kinh doanh nhà hàng. Lưu ý dự toán này chỉ mang tính chất tham khảo, sẽ thay đổi tùy thuộc vào quy mô nhà hàng bạn muốn mở. Chi phí mặt bằng Giá thuê m...

Chứng Chỉ Nghề - Giấy Thông Hành Trong Ngành Nhà Hàng Khách Sạn

Suốt nhiều năm qua, ngành Nhà hàng Khách sạn vẫn luôn duy trì sức ảnh hưởng và giữ vững vị thế nghề thời thượng trong xã hội hiện đại. Mỗi năm, ngành đều đặn thu hút hàng nghìn bạn trẻ theo học, thế nhưng con số nhân sự trụ lại và thành công trong nghề lại không thật sự khả quan. Mấu chốt vấn đề thực chất nằm ở đâu? Suốt nhiều năm qua, ngành Nhà hàng Khách sạn vẫn luôn duy trì sức ảnh hưởng và giữ vững vị thế nghề thời thượng trong xã hội hiện đại. Mỗi năm, ngành đều đặn thu hút hàng nghìn bạn trẻ theo học, thế nhưng con số nhân sự trụ lại và thành công trong nghề lại không thật sự khả quan. Mấu chốt vấn đề thực chất nằm ở đâu? Yếu nghiệp vụ - Thực trạng nổi cộm ngành Nhà hàng Khách sạn Chưa bao giờ ngành Nhà hàng Khách sạn nước ta lại rơi vào tình trạng khát nhân sự vì lí do yếu kém nghiệp vụ đến vậy. Theo thống kê từ Jobstreet, có đến 53% nhân sự trong ngành không có bằng cấp chuyên ngành và không được đào tạo bài bản, 78% cảm thấy nghiệp vụ học được chưa đủ để làm nghề và ...

Tình Huống Phỏng Vấn Tiếng Anh Xin Việc Tại Khách Sạn

Làm thế nào để gây ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng là điều không dễ, nhất là trong vòng phỏng vấn tiếng Anh. Chỉ biết từ vựng thôi chưa đủ, bạn phải biết cách diễn đạt câu chữ sao cho thật thuyết phục nữa. Sau đây là hai đoạn phỏng vấn xin việc ngắn bằng tiếng Anh mà Quantrinhahang muốn giới thiệu đến bạn, giúp bạn mường tượng cách trả lời sao cho hiệu quả. Làm thế nào để gây ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng là điều không dễ, nhất là trong vòng phỏng vấn tiếng Anh. Chỉ biết từ vựng thôi chưa đủ, bạn phải biết cách diễn đạt câu chữ sao cho thật thuyết phục nữa. Sau đây là hai đoạn phỏng vấn xin việc ngắn bằng tiếng Anh mà Quantrinhahang muốn giới thiệu đến bạn, giúp bạn mường tượng cách trả lời sao cho hiệu quả. Tình huống 1 Ms Lewis, welcome. I’m in charge of interview applicants for the job – Chào em, Lewis. Chị là ngưởi chịu trách nhiệm phỏng vấn ứ...