Chuyển đến nội dung chính

Tìm Hiểu Laundry Là Gì Và Laundry Detergent Trong Khách Sạn

Laundry Là Gì Và Laundry Detergent Trong Khách Sạn

Laundry là bộ phận Giặt ủi trực thuộc khối Buồng phòng. Đây là bộ phận quan trọng, góp phần đem lại các khoản doanh thu dịch vụ không hề nhỏ cho khách sạn. Bạn có biết công việc của bộ phận Laundry là gì chưa? Hãy để chúng tôi sẽ giải đáp giúp bạn thông qua bài viết sau đây nhé!

Laundry là bộ phận Giặt ủi trực thuộc khối Buồng phòng. Đây là bộ phận quan trọng, góp phần đem lại các khoản doanh thu dịch vụ không hề nhỏ cho khách sạn. Bạn có biết công việc của bộ phận Laundry là gì chưa? Hãy để Quantrinhahang.edu.vn sẽ giải đáp giúp bạn thông qua bài viết sau đây nhé!

Laundry là gì?

Khối Buồng phòng được tổ chức với nhiều bộ phận khác nhau nhằm đảm bảo tính chuyên môn hóa và chất lượng dịch vụ của khách sạn. Bộ phận Laundry (Giặt ủi) là một trong những bộ phận đó, đảm nhận những công việc liên quan đến quần áo, khăn, drap giường… của khách hàng lẫn nhân viên khách sạn.

bo phan laundryBộ phận Laundry đóng góp không nhỏ vào doanh thu của khách sạn

Ngoài ra, đây còn là bộ phận đặc biệt quan trọng, góp phần đem lại những khoản thu hậu hĩnh cho khách sạn từ các dịch vụ như giặt, ủi… cho khách hàng.

Laundry detergent là gì?

Laundry detergent là hóa chất, dung dịch để làm sạch quần áo, vải vóc trong khách sạn như xà bông, nước xả, nước tẩy… Những hóa chất này có cách sử dụng và bảo quản riêng biệt. Nhân viên bộ phận Laundry phải tùy theo tính chất của từng loại để sử dụng và tính toán liều lượng phù hợp, tránh làm hư quần áo hay vật dụng làm bằng vải vóc của khách hàng.

nhan vien laundryNhân viên Laundry phải nắm rõ kiến thức về các loại dung dịch giặt quần áo

Công việc của nhân viên bộ phận Laundry là gì?

  • Phân loại đồ cần giặt

Kiểm tra kỹ trang phục của khách và đồng phục của nhân viên trước khi giặt

Phân loại quần áo màu và quần áo trắng tách biệt

Phân loại quần áo cần giặt tay và giặt máy

Phân loại đồ vải bẩn cần giặt riêng với thuốc tẩy

nhan vien laundry phan loai quan aoNhân viên laundry cần phân loại quần áo trước khi giặt

  • Thực hiện việc giặt tay và giặt máy

Thực hiện các thao tác giặt theo đúng quy trình chuẩn của khách sạn đối với từng loại trang phục, loại vải
Đảm bảo máy giặt vận hành với đúng lượng đồ, lượng bột giặt và chế độ giặt phù hợp
Lưu ý sử dụng loại hóa chất phù hợp theo đúng liều lượng khi giặt
Nếu đồng phục khách sạn hay quần áo của khách còn bẩn thì tiến hành giặt lại cho sạch sẽ

  • Thực hiện việc là quần áo của khách, đồng phục khách sạn, khăn bàn…

Thực hiện việc là các đồ vải cần thiết theo đúng quy trình chuẩn của khách sạn

Tránh để các trang phục bị cháy

Đảm bảo các đồ vải cần là luôn thẳng nếp, tươm tất

Sau khi là xong, gấp các đồ vải theo kích thước quy định và treo trang phục của khách vào móc

nhan vien laundry phu trach la do cua khachNhân viên laundry phụ trách là đồ của khách và đồng phục của nhân viên

  • Thực hiện việc vệ sinh, lau chùi các dụng cụ trong phòng giặt

Thường xuyên vệ sinh máy giặt, máy sấy, bàn là… để đảm bảo chúng luôn sạch sẽ và hoạt động tốt

Báo ngay cho bộ phận Bảo trì để bảo dưỡng khi máy móc có sự cố

Mức lương của nhân viên thuộc bộ phận Laundry

Mức lương của nhân viên laundry rất ổn định cùng nhiều chế độ đãi ngộ khác nhau như bảo hiểm xã hội, y tế... Tại các khách sạn 4-5 sao, thu nhập của một nhân viên laundry có thể dao động từ 4-5 triệu đồng/tháng tùy theo thâm niên và kinh nghiệm. Hơn nữa, vị trí này còn có thể nhận được tiền tip từ khách hàng khi làm việc tốt khiến họ hài lòng.

nhan vien bo phan laundryNhân viên bộ phận Laundry có mức thu nhập ổn định

Sau nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại vị trí nhân viên laundry, bạn hoàn toàn có thể được đề bạt lên những cấp bậc cao hơn như:

  • Vị trí Giám sát buồng (sau 2-3 năm kinh nghiệm): Thu nhập trung bình khoảng 10-12 triệu/ tháng tùy theo quy mô khách sạn. Tại các khách sạn 4-5 sao tiêu chuẩn quốc tế, mức lương có thể cao hơn và cơ hội thăng tiến rộng mở hơn.
  • Vị trí Trưởng phòng buồng (sau 5-6 năm kinh nghiệm): Mức lương trung bình từ 12-20 triệu đồng/tháng.
  • Vị trí Giám đốc buồng (sau 7-8 năm kinh nghiệm): Mức lương dao động từ 15-22 triệu đồng/tháng tùy theo quy mô khách sạn.

Chúng tôi vừa cùng bạn khám phá laundry là gì? Bộ phận Laundry góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy doanh thu khách sạn thông qua các dịch vụ giặt, là… Đây cũng là vị trí tuyệt vời dành cho các bạn trẻ học hỏi và trau dồi kỹ năng khách sạn của bản thân. Nếu bạn nhận thấy bản thân đam mê công việc của một nhân viên bộ phận Laundry, đừng ngần ngại theo đuổi đến cùng nhé!

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bảng Dự Toán Chi Phí Mở Nhà Hàng Nên Có Những Gì?

Mở nhà hàng là một “canh bạc lớn”, khả năng sinh lời khổng lồ nhưng xác suất lỗ nặng cũng không hề thấp. Khởi sự nhà hàng cần đến số vốn lớn và sử dụng đồng tiền đó thế nào cho hiệu quả, sinh lời tốt mới là vấn đề đáng quan tâm. Sau đây là những khoản tiền ước tính bạn sẽ phải chi khi kinh doanh nhà hàng. Lưu ý dự toán này chỉ mang tính chất tham khảo, sẽ thay đổi tùy thuộc vào quy mô nhà hàng bạn muốn mở. Mở nhà hàng là một “canh bạc lớn”, khả năng sinh lời khổng lồ nhưng xác suất lỗ nặng cũng không hề thấp. Khởi sự nhà hàng cần đến số vốn lớn và sử dụng đồng tiền đó thế nào cho hiệu quả, sinh lời tốt mới là vấn đề đáng quan tâm. Sau đây là những khoản tiền ước tính bạn sẽ phải chi khi kinh doanh nhà hàng. Lưu ý dự toán này chỉ mang tính chất tham khảo, sẽ thay đổi tùy thuộc vào quy mô nhà hàng bạn muốn mở. Chi phí mặt bằng Giá thuê m...

Chứng Chỉ Nghề - Giấy Thông Hành Trong Ngành Nhà Hàng Khách Sạn

Suốt nhiều năm qua, ngành Nhà hàng Khách sạn vẫn luôn duy trì sức ảnh hưởng và giữ vững vị thế nghề thời thượng trong xã hội hiện đại. Mỗi năm, ngành đều đặn thu hút hàng nghìn bạn trẻ theo học, thế nhưng con số nhân sự trụ lại và thành công trong nghề lại không thật sự khả quan. Mấu chốt vấn đề thực chất nằm ở đâu? Suốt nhiều năm qua, ngành Nhà hàng Khách sạn vẫn luôn duy trì sức ảnh hưởng và giữ vững vị thế nghề thời thượng trong xã hội hiện đại. Mỗi năm, ngành đều đặn thu hút hàng nghìn bạn trẻ theo học, thế nhưng con số nhân sự trụ lại và thành công trong nghề lại không thật sự khả quan. Mấu chốt vấn đề thực chất nằm ở đâu? Yếu nghiệp vụ - Thực trạng nổi cộm ngành Nhà hàng Khách sạn Chưa bao giờ ngành Nhà hàng Khách sạn nước ta lại rơi vào tình trạng khát nhân sự vì lí do yếu kém nghiệp vụ đến vậy. Theo thống kê từ Jobstreet, có đến 53% nhân sự trong ngành không có bằng cấp chuyên ngành và không được đào tạo bài bản, 78% cảm thấy nghiệp vụ học được chưa đủ để làm nghề và ...

Tình Huống Phỏng Vấn Tiếng Anh Xin Việc Tại Khách Sạn

Làm thế nào để gây ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng là điều không dễ, nhất là trong vòng phỏng vấn tiếng Anh. Chỉ biết từ vựng thôi chưa đủ, bạn phải biết cách diễn đạt câu chữ sao cho thật thuyết phục nữa. Sau đây là hai đoạn phỏng vấn xin việc ngắn bằng tiếng Anh mà Quantrinhahang muốn giới thiệu đến bạn, giúp bạn mường tượng cách trả lời sao cho hiệu quả. Làm thế nào để gây ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng là điều không dễ, nhất là trong vòng phỏng vấn tiếng Anh. Chỉ biết từ vựng thôi chưa đủ, bạn phải biết cách diễn đạt câu chữ sao cho thật thuyết phục nữa. Sau đây là hai đoạn phỏng vấn xin việc ngắn bằng tiếng Anh mà Quantrinhahang muốn giới thiệu đến bạn, giúp bạn mường tượng cách trả lời sao cho hiệu quả. Tình huống 1 Ms Lewis, welcome. I’m in charge of interview applicants for the job – Chào em, Lewis. Chị là ngưởi chịu trách nhiệm phỏng vấn ứ...